100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 7 chọn lọc (sách mới) | Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo
Bộ 100 Đề thi Lịch Sử & Địa lí 7 năm học 2023 - 2024 sách mới Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử và Địa lí 7.
100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 7 chọn lọc (sách mới) | Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo
Xem thử Đề Sử-Địa 7 KNTT Xem thử Đề Sử-Địa 7 CTST Xem thử Đề Sử-Địa 7 CD
Chỉ từ 200k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 - Chân trời sáng tạo
Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)
Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)
Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)
Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 - Kết nối tri thức
Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 7 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề)
Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 7 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề)
Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề)
Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 - Cánh diều
Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 7 Cánh diều có đáp án (10 đề)
Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 7 Cánh diều có đáp án (10 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Cánh diều có đáp án (10 đề)
Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Cánh diều có đáp án (10 đề)
Xem thử Đề Sử-Địa 7 KNTT Xem thử Đề Sử-Địa 7 CTST Xem thử Đề Sử-Địa 7 CD
Lưu trữ: Đề thi Địa Lí 7 (sách cũ)
- [Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí lớp 7 có đáp án (5 đề)
- Bộ 10 Đề thi Địa Lí lớp 7 Giữa kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất
- Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí lớp 7 năm 2023 có ma trận (10 đề)
- Bộ đề thi Địa Lí lớp 7 Giữa kì 1 năm 2023 (4 đề)
- Bộ đề thi Địa Lí lớp 7 Học kì 1 năm 2023 (4 đề)
- Bộ đề thi Địa Lí lớp 7 Giữa kì 2 năm 2023 (4 đề)
- Bộ đề thi Địa Lí lớp 7 Học kì 2 năm 2023 (4 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí lớp 7 Học kì 1 có đáp án (4 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí lớp 7 Học kì 2 có đáp án (4 đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2023
Môn: Địa Lí 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 2)
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Dân số thế giới khoảng 6 tỉ người vào năm?
A. 2001
B. 2002
C. 2000
D. 2003
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số?
A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
B. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.
C. Tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm.
D. Tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm.
Câu 3: Chủng tộc Môn-gô-lô-it có đặc điểm ngoại hình thế nào?
A. Da đen, tóc đen.
B. Da trắng, tóc xoăn.
C. Da vàng, tóc đen.
D. Da vàng, tóc vàng.
Câu 4: Trên thế giới dân cư thường phân bố thưa thớt ở những khu vực nào?
A. ven biển, các con sông lớn.
B. hoang mạc, miền núi, hải đảo.
C. các vùn đồng bằng rộng lớn.
D. các trục giao thông lớn.
Câu 5: Khí hậu của môi trường xích đạo ẩm có đặc điểm nổi bật nào dưới đây?
A. lạnh, khô.
B. nóng, ẩm.
C. khô, nóng.
D. lạnh, ẩm.
Câu 6: Cảnh quan nào dưới đây là cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm?
A. rừng lá kim.
B. xa van, cây bụi lá cứng.
C. rừng lá rộng.
D. rừng rậm xanh quanh năm.
Câu 7: Loại gió mang lại lượng mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa là:
A. gió mùa Tây Nam.
B. gió Tín phong.
C. gió Đông Nam.
D. gió mùa Đông Bắc.
Câu 8: Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra thiên tai nào sau đây?
A. bão, lốc.
B. động đất, sóng thần.
C. hạn hán, lũ lụt.
D. núi lửa.
Câu 9: Ở các vùng đồi núi chủ yếu trồng cây lương thực nào dưới đây?
A. cây ngô.
B. cây sắn.
C. cây khoai lang.
D. cây lúa nước.
Câu 10: Cây cà phê được trồng phổ biến ở khu vực nào sau đây?
A. Đông Nam Á.
B. Nam Mĩ.
C. Nam Á.
D. Tây Phi.
Phần tự luận
Câu 1 (2,5 điểm). Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây:
Năm |
Số dân thế giới (triệu người) |
Năm |
Số dân thế giới (triệu người) |
1000 |
288 |
1960 |
3.010 |
1500 |
463 |
1980 |
4.415 |
1850 |
1.181 |
1990 |
5.292 |
1900 |
1.647 |
1995 |
5.716 |
1940 |
2.265 |
2011 |
6.987 |
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển của số dân trên thế giới, giai đoạn 1000 - 2011.
b) Qua biểu đồ rút ra những nhận xét cơ bản nhất về dân số thế giới.
Câu 2 (2,5 điểm). Trình bày sự khác nhau của các hình thức canh tác nông nghiệp ở đới nóng?
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Phần trắc nghiệm
Câu 1:
Kiến thức SGK/4, phần 2, dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX. Năm 2001 dân số thế giới khoảng 6,16 tỉ người.
Chọn: A.
Câu 2:
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên phụ thuộc vào tỉ lệ sinh và tử nên dân số tăng nhanh khi tỉ lệ sinh cao, cùng với đó là tỉ lệ tử giảm.
Chọn: B.
Câu 3:
Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Môn-gô-lô-it là da vàng, tóc đen. Chủng tộc này chủ yếu là người châu Á.
Chọn: C.
Câu 4:
Những nơi có điều kiện sống thuận lợi như gần các trục giao thông lớn, ven biển, các con sông lớn, vùng đồng bằng,… dân cư tập trung đông. Những khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc,… khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.
Chọn: B.
Câu 5:
Khí hậu của môi trường xích đạo ẩm có đặc điểm nổi bật là ẩm và nóng.
Chọn: B.
Câu 6:
Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là rừng rậm xanh quanh năm.
Chọn: D.
Câu 7:
Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa.
Chọn: A.
Câu 8:
Môi trường nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường, mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, có năm nhiều dễ gây ra hạn hán hay lũ lụt.
Chọn: C.
Câu 9:
Vùng đồi núi khu vực đới nóng thích hợp để trồng cây sắn.
Chọn: B.
Câu 10:
Cây cà phê được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á.
Chọn: A.
Phần tự luận
Câu 1:
a) Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển của số dân trên thế giới, giai đoạn 1000 - 2011. (1,5 điểm)
- Yêu cầu: Biểu đồ phải đầy đủ các yếu tố: Tên biểu đồ, đơn vị, số liệu ở các cột và có tính thẩm mĩ.
- Lưu ý:
+ Do là một đối tượng (dân số) nên không nhất thiếu phải có bảng chú giải.
+ Nếu thiếu 1 yếu tố ở phần yêu cầu thì trừ 0,25 điểm.
- Biểu đồ tham khảo:
b) Một số nhận xét cơ bản về dân số thế giới (1 điểm)
- Từ năm 1000 đến năm 2011 số dân thế giới ngày càng tăng.
- Trong khoảng thời gian 1011 năm, số dân thế giới tăng là 6699 triệu người.
- Trung bình một năm tăng 6,626 triệu người (tăng 0,09 %/năm).
Câu 2:
- Làm nương rẫy: (0,75 điểm)
+ Rừng hay xavan bị đốt làm nương rẫy.
+ Sử dụng công cụ thô sơ, ít chăm bón, năng suất thấp, làm đất bạc màu.
- Làm ruộng, thâm canh lúa nước: (0,75 điểm)
+ Ở những nơi có nguồn lao động dồi dào và chủ động tưới tiêu, người ta làm ruộng, thâm canh lúa nước.
+ Thâm canh lúa cho phép tăng vụ, tăng năng suất, nhờ đó sản lượng cũng tăng lên.
- Sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn (trang trại, đồn điền): (1 điểm)
+ Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi chuyên môn hóa theo quy mô lớn xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
+ Tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa lớn và có giá trị cao, nhưng phải bám sát nhu cầu của thị trường.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2023
Môn: Địa Lí 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 2)
Phần trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1. Nhân tố tác động đến sự mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất là:
A. tài nguyên thiên nhiên.
B. tiến bộ khoa học kĩ thuật.
C. sự gia tăng dân số.
D. chính sách phân bố dân cư.
Câu 2. Quần cư thành thị không có đặc điểm:
A. Phố biến lối sống thành thị.
B. Hoạt động kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
C. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
D. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.
Câu 3. Ở các vùng cửa sông, ven biển thường có loại rừng:
A. Rừng ngập mặn B. Rừng rậm xanh quanh năm
C. Rưng thưa và xa van D. Rừng rậm nhiệt đới
Câu 4. Thiên nhiên môi trường nhiệt đới chủ yếu thay đổi theo:
A. vĩ độ và độ cao địa hình. B. vĩ độ và theo mùa.
C. bắc – nam và đông – tây. D. đông – tây và theo mùa.
Câu 5. Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực:
A. Nam Á, Đông Nam Á B. Nam Á, Đông Á
C. Tây Nam Á, Nam Á. D. Bắc Á, Tây Phi.
Câu 6. Hạn chế của khí hậu nóng ẩm đối với sản xuất nông nghiệp là:
A. động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra.
B. sương muối, giá rét, nhiều nơi có tuyến rơi.
C. hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
D. sâu bệnh dễ phát triển, gây hại cho cây trồng.
Câu 7. Nguyên nhân nền kinh tế các nước thuộc khu vực đới nóng còn chậm phát triển là do:
A. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
B. trình độ lao động còn thấp.
C. nhiều năm dài bị thực dân xâm chiếm.
D. điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Câu 8. Các nước phát triển ở ôn đới nền nông nghiệp không có đặc điểm:
A. Sản xuất chuyên môn hóa với qui mô lớn.
B. Xây dựng các trang trại và hợp tác xã hiện đại.
C. Áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
D. Tổ chức chặt chẽ theo kiểu công nghiệp.
Câu 9. Trong các hoang mạc thường:
A. Lượng mưa rất lớn nhưng phân bố không đều.
B. Lượng bốc hơi rất thấp do nhiệt độ rất cao.
C. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất lớn.
D. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất nhỏ.
Câu 10. Biến đổi khí hậu toàn cầu gây hậu quả lớn nhất ở vùng đới lạnh là:
A. băng tan ở hai cực.
B. mưa axit.
C. bão tuyết.
D. khí hậu khắc nghiệt.
Phần tự luận
Câu 1 (2 điểm). Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn?
Câu 2 (3 điểm).
a) Nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa?
b) Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?
Đáp án và Thang điểm
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm – mỗi câu tương ứng với 0,5 điểm)
Câu 1. Chính những tiến bộ khoa học, kĩ thuật đã mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất. Ví dụ, trước kia ở các hoang mạc, bán hoang mạc không hoặc rất ít người sinh sống nhưng nhờ có hệ thống máy khoan sâu được nguồn nước nên đã có người dân sinh sống và làm nông nghiệp ở đó.
Chọn: B.
Câu 2. Quần cư thành thị có dân cư tập trung đông đúc với mật độ cao, nhà cửa san sát, phổ biến lối sống thành thị, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.
Chọn: C.
Câu 3. Rừng ngập mặn phân bố ở khu vực vùng cửa sông, ven biển. Ở Việt Nam có nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn: A.
Câu 4. Thiên nhiên môi trường nhiệt đới thay đổi theo vĩ độ và theo mùa.
Chọn: B.
Câu 5. Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á.
Chọn: A.
Câu 6. Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng ẩm, tạo điều kiện cho sâu bệnh dễ phát triển, gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
Chọn: D.
Câu 7. Phần lớn các nước thuộc đới nóng bị thực dân xâm chiếm và đô hộ hàng trăm năm, điều này là nguyên nhân chính khiến nền kinh tế các nước này chậm phát triển.
Chọn: C.
Câu 8. Các nước phát triển kinh tế ở ôn đới có nền nông nghiệp sản xuất chuyên môn hóa với qui mô lớn, tổ chức chặt chẽ theo kiểu công nghiệp và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
Chọn: B.
Câu 9. Trong các hoang mạc lượng mưa rất ít, lượng bốc hơi cao, biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất lớn.
Chọn: C.
Câu 10. Trái Đất đang nóng lên làm băng ở hai cực tan và chảy về phía xích đạo sẽ làm tăng thể tích của nước biển ở các đại dương trên gây ra hậu quả rất lớn về đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội các khu vực này.
Chọn: A.
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
- Khác nhau về mật độ dân cư: Ở nông thôn mật độ dân số thấp; ở thành thị mật độ dân số cao. (0,5 điểm)
- Khác nhau về hình thức tổ chức sinh sống: Ở nông thôn sống thành làng mạc; ở đô thị sống thành phố xá. (0,75 điểm)
- Khác nhau về hoạt động kinh tế chủ yếu: Ở nông thôn sống dựa vào nông nghiệp; ở đô thị dựa vào công nghiệp và dịch vụ. (0,75 điểm)
Câu 2.
a)
- Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: Lượng mưa rất ít, biên độ nhiệt năm rất lớn. (0,5 điểm)
- So sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa.
+ Hoang mạc ở đới nóng: Biên độ nhiệt năm cao nhưng có mùa đông ấm áp (nhiệt độ trung bình trên 10°C), mùa hạ rất nóng (trên 36°C). (0,75 điểm)
+ Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt nằm rất cao nhưng có mùa hạ không quá nóng (khoảng 20°C) và mùa đông rất lanh (đến -24°C). (0,75 điểm)
b)
Các đặc điểm của thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn là:
- Tự hạn chế sự mất nước. (0,5 điểm)
- Tăng cường dự trữ nước, dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể. (0,5 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 2
Năm học 2023
Môn: Địa Lí 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 2)
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Người Anh-điêng sống chủ yếu bằng nghề gì?
A. Săn bắt và chăn nuôi.
B. Chăn nuôi và trồng trọt.
C. Săn bắn và trồng trọt.
D. Chăn nuôi và trồng cây lương thực.
Câu 2: Địa hình Bắc Mĩ theo thứ tự từ Đông sang Tây, lần lượt có:
A. Núi cổ, đồng bằng lớn, núi trẻ.
B. Núi trẻ, đồng bằng lớn, núi cổ.
C. Núi trẻ, núi cổ, đồng bằng lớn.
D. Đồng bằng lớn, núi trẻ, núi cổ.
Câu 3: Hướng thay đổi cấu trúc công nghiệp của vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương hiện nay là tập trung phát triển:
A. Các ngành dịch vụ.
B. Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.
C. Các ngành công nghiệp truyền thống.
D. Cân đối giữa nông - công và dịch vụ.
Câu 4: Trên các sơn nguyên của Mê-hi-cô, người dân trồng các loại cây nào?
A. Cây hoa màu và các cây công nghiệp nhiệt đới.
B. Cây hoa màu và cây công nghiệt ôn đới.
C. Ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới.
D. Lúa gạo và các cây công nghiệp cận nhiệt đới.
Câu 5: Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) được thành lập nhằm mục đích gì?
A. Cạnh tranh với các nước Tây Âu
B. Cạnh tranh với các khôi kinh tế ASEAN.
C. Khống chế các nước Mĩ La-tinh
D. Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới
Câu 6: Nơi có nhiều núi lửa và động đất thường xuất hiện ở Trung và Nam Mĩ là khu vực nào dưới đây?
A. Eo đất Trung Mĩ.
B. Sơn nguyên Bra-xin.
C. Quần đảo Ảng-ti.
D. Vùng núi An-đét.
Câu 7: Đặc điểm không đúng với đồng bằng A-ma-dôn:
A. Thảm thực vật chủ yếu là ở rừng rậm xích đạo.
B. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển.
C. Đất đai rộng và bằng phẳng.
D. Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ.
Câu 8: Khu vực Trung và Nam Mĩ có các đới khí hậu nào dưới đây?
A. Xích đạo, nhiệt đới, ôn đới, cực đới.
B. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, cực đới.
C. Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
D. Xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt đối, ôn đới.
Câu 9: Vùng nào dưới đây có dân cư tập trung đông ở khu vực Trung và Nam Mĩ?
A. Vùng núi An-đét
B. Vùng cửa sông, cửa sông
C. Vùng ven sông A-ma-dôn
D. Vùng đồng bằng sông A-ma-dôn.
Câu 10: Khu vực Trung và Nam Mĩ có những hình thức canh tác chủ yếu nào?
A. Quảng canh - độc canh.
B. Quảng canh.
C. Thâm canh.
D. Du canh.
Phần tự luận
Câu 1 (3 điểm). Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?
Câu 2 (2 điểm). Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) có ý nghĩa gì với các nước Bắc Mĩ?
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Phần trắc nghiệm
Câu 1:
Người Anh-điêng phân bố rải rác trên hầu khắp châu lục, sống chủ yếu bằng nghề săn bắt và trồng trọt.
Chọn: C.
Câu 2:
Ở Bắc Mỹ, địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. Hệ thống Cooc-di-e ở phía tây, miền đồng bằng ở giữa và miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.
Chọn: A.
Câu 3:
Hướng thay đổi cấu trúc công nghiệp của vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương hiện nay là tập trung phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao. Chú trọng dịch vụ và giảm bớt hoạt động của các ngành truyền thống
Chọn: B.
Câu 4:
Trên các sơn nguyên của Mê-hi-cô, ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng cây ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.
Chọn: C.
Câu 5:
Sự ra đời của khu vực Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA), trước hết nhằm mục đích kết hợp thế mạnh của cả ba nước, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Chọn: D.
Câu 6:
Nơi có nhiều núi lửa và động đất thường xuất hiện ở Trung và Nam Mĩ là khu vực eo đất Trung Mĩ.
Chọn: A.
Câu 7:
Đồng bằng A-ma-dôn là một đồng bằng có đất đai rộng lớn nhất thế giới và bằng phẳng, thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm xích đạo với mạng lưới sông ngòi rất phát triển nhưng không phải vùng nông nghiệp trù phù.
Chọn: D.
Câu 8:
Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53054’N (Chi lê) nên có đầy đủ các đới khí hậu xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
Chọn: C.
Câu 9:
Dân cư tập trung ở một số miền ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên có khí hậu mát mẻ, khô ráo.
Chọn: B.
Câu 10:
Các hình thức canh tác chủ yếu ở các nước Trung và Nam Mĩ là quảng canh - độc canh.
Chọn: A.
Phần tự luận
Câu 1:
- Trước thế kỉ XV, ở châu Mỹ chủ yếu là chủng tộc Môn-sô-lô-ít (người Anh-điêng và người E-xki-mô). (1 điểm)
- Từ thế kỉ XV đến nay, ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc:
+ Ơ-rô-pê-ô-ít (gồm các dân tộc từ châu Âu sang). (0,5 điểm)
+ Nê-grô-ít (người da đen bị cưỡng bức từ châu Phi sang làm nô lệ). (0,5 điểm)
+ Môn-gô-lô-ít (gồm người bản địa và các dân tộc ở châu Á - Trung Quốc, Nhật Bản sang). (0,5 điểm)
+ Người lai (sự hoà huyết giữa các chủng tộc hình thành người lai). (0,5 điểm)
Câu 2:
- NAFTA được thiết lập để kết hợp thế mạnh của ba nước, tạo nên một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. (0,5 điểm)
- NAFTA cho phép các nước Hoa Kì, Ca-na-đa chuyển giao công nghệ cho Mê-hi-cô để tận dụng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu của nước này, tập trung vào phát triển các ngành công nghệ kĩ thuật cao trên lãnh thổ Hoa Kì và Ca-na-đa, vừa mở rộng thị trường nội địa, vừa tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. (1,5 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2023
Môn: Địa Lí 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 2)
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là:
A. Đồng bằng và bồn địa. B. Sơn nguyên và núi cao.
C. Núi cao và đồng bằng. D. Bồn địa và sơn nguyên.
Câu 2. Tỉ lệ thị dân của các nước châu Phi:
A. Không ngừng tăng lên.
B. Ngày càng giảm xuống.
C. Luôn ở mức ổn định.
D. Tăng lên nhưng không ổn định
Câu 3. Người Anh-điêng ở Nam Mĩ sống chủ yếu bằng nghề nào?
A. Săn bắt và chăn nuôi. B. Săn bắn và trồng trọt.
C. Chăn nuôi và trồng trọt. D. Chăn nuôi và trồng cây lương thực.
Câu 4. Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắng liền với quá trình:
A. Di dân. B. Chiến tranh. C. Công nghiệp hóa. D. Tác động thiên tai.
Câu 5. Hãng máy bay Boing được sản xuất ở nước nào trên thế giới?
A. Anh B. Hoa Kì C. Pháp D. Liên Bang Nga
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn?
A. Thảm thực vật chủ yếu là ở rừng rậm xích đạo.
B. Đất đai rộng và bằng phẳng.
C. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển.
D. Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ.
Câu 7. Vùng thưa dân nhất ở Trung và Nam Mĩ là:
A. Vùng cửa sông. B. Vùng núi An-đét và trên các cao nguyên.
C. Vùng ven biển. D. Vùng đồng bằng sông A-ma-dôn.
Câu 8. Hình thức canh tác quảng canh - độc canh là hình thức canh tác chủ yếu ở khu vực nào trên thế giới?
A. Trung và Bắc Mĩ B. Khu vực Châu Âu
C. Trung và Nam Mĩ D. Các nước châu Phi
Câu 9. Nước không phải là thành viên của Khối thị trường chung Mec-cô-xua là:
A. Bra-xin. B. Ac-hen-ti-na. C. Chi-le. D. Pa-ra-goay.
Câu 10. Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu:
A. Nóng, khô và lạnh. B. Khô, nóng và ẩm.
C. Nóng, ẩm và khô. D. Nóng, ẩm và điều hòa.
Phần tự luận
Câu 1 (2 điểm). Tại sao đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn?
Câu 2 (3 điểm). Trình bày sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo ở châu Âu?
Đáp án và Thang điểm
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)
Câu 1. Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khủng lồ, trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Châu Phi rất ít núi cao và đồng bằng.
Chọn: D.
Câu 2. Phần lớn các quốc gia châu Phi có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nhưng tỉ lệ thị dân không ngừng tăng lên, có nước tỉ lệ thị dân trên 40%.
Chọn: A.
Câu 3. Người Anh-điêng sống chủ yếu bằng nghề săn bắt và trồng trọt. Một số bộ tộc có trình độ cao hơn, họ đã biết luyện kim.
Chọn: B.
Câu 4. Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắng liền với quá trình công nghiệp hóa.
Chọn: C.
Câu 5. Boeing là hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới có trụ sở tại Chicago, Mỹ.
Chọn: B.
Câu 6. Đồng bằng A-ma-dôn là một đồng bằng có đất đai rộng lớn nhất thế giới và bằng phẳng, thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm xích đạo với mạng lưới sông ngòi rất phát triển nhưng không phải vùng nông nghiệp trù phù.
Chọn: D.
Câu 7. Vùng thưa dân nhất (mật độ dân số thấp nhất) Trung và Nam Mĩ là vùng đồng bằng sông A-ma-dôn.
Chọn: D.
Câu 8. Các hình thức canh tác chủ yếu ở các nước Trung và Nam Mĩ là quảng canh - độc canh.
Chọn: C.
Câu 9. Các thành viên của Mec-cô-xua là Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay và Pa-ra-goay.
Chọn: C.
Câu 10. Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi theo hướng gió và hướng núi.
Chọn: D.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm).
- Chí tuyến Nam đi qua giữa lãnh thổ lục địa Ô-xtrây-li-a, nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa. (1 điểm)
- Phía đông của lục địa Ô-xtrây-li-a lại có dãy Đông Ô-xtray-li-a nằm sát biển chạy dài từ bắc xuống nam chắn gió từ biển thổi vào lục địa gây mưa ở sườn đông của dãy Đông Ô-xtray-li-a, nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây, làm cho khí hậu của phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là khô hạn. (1 điểm)
Câu 2 (3 điểm).
Châu Âu đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo thể hiện ở các điểm sau:
- Có các tôn giáo chính: Thiên Chúa, Tin Lành và Chính Thống, đạo Hồi (một bộ phận nhỏ). (1 điểm)
- Nhiều dân tộc sống đan xen vào nhau, có ngôn ngữ riêng và nền văn hóa riêng. Các dân tộc này tồn tại bên nhau và giữ nét đặc thù văn hóa của mình, đồng thời vẫn tiếp thu văn hóa của dân tộc khác trong cùng quốc gia. (1 điểm)
- Có 3 nhóm ngôn ngữ chính: La-tinh, Giéc-man và Xla-vơ. Các nhóm này chia ra rất nhiều ngôn ngữ nhỏ, chưa kể đến các nhóm ngôn ngữ địa phương. (1 điểm)