Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí lớp 8 Học kì 2 có đáp án (4 đề)


Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí lớp 8 Học kì 2 có đáp án (4 đề)

Với Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí lớp 8 Học kì 2 có đáp án (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Địa Lí 8 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Địa Lí lớp 8.

Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí lớp 8 Học kì 2 có đáp án (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2024

Môn: Địa Lí 8

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề thi số 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Đông Nam Á là cầu nối giữa

A. Châu Á – Châu Phi

B. Châu Á – Châu Âu

C. Châu Á – Châu Đại Dương

D. Châu Á – Châu Mỹ

Câu 2. Quốc gia nào ở Đông Nam Á vừa có lãnh thổ ở bán đảo và ở đảo?

A. In-đô-nê-xia-a            B. Phi-lip-pin            C. Thái Lan            D. Ma-lai-xi-a

Câu 3. Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế thì một số quốc gia Đông Nam Á đang tiến hành:

A. giảm tỉ trọng ngành dịch vụ, tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp

B. giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp.

C. giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ

D. giảm tỉ trọng ngành công nghiệp, tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ

Câu 4. Tam giác tăng trưởng kinh tế Xi- giô-ri gồm 3 nước:

A. Ma-lai-si-a, Xin-ga-po, In-do-nê-xi-a

B. Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin

C. Ma-lai-si-a, Xin-ga-po, Bru-nây

D. Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Đông Ti- mo

Câu 5. Sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam:

A. Sông Lô.            B. Sông Kỳ Cùng            C. Sông Gâm            D. Sông Cả.

Câu 6. Số giờ nắng nước ta nhận được mỗi năm là:

A. 1300 – 4000 giờ trong năm.

B. 1400 – 3500 giờ trong năm.

C. 1400 – 3000 giờ trong năm.

D. 1300 – 3500 giờ trong năm.

Phần tự luận

Câu 7 (4 điểm).

a) Vị trí địa lí và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?

b) Kể tên một số đảo ra quần đảo quan trọng ở nước ta?

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm

Câu 1. Đông Nam Á là cầu nối giữa Châu Á và Châu Đại Dương, giữa lục địa Á-Âu và lục địa Ô-xtray-li-a.

Chọn: C.

Câu 2. Ma-lai-xi-a là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vừa có lãnh thổ ở bán đảo và vừa có lãnh thổ ở đảo.

Chọn: D.

Câu 3. Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế thì một số quốc gia Đông Nam Á đang tiến hành giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

Chọn: C.

Câu 4. Tam giác tăng trưởng kinh tế Xi- giô-ri gồm 3 nước là Ma-lai-si-a, Xin-ga-po, In-do-nê-xi-a được thành lập năm 1989.

Chọn: A.

Câu 5. Các con sông chạy theo hướng vòng cung là sông Kỳ Cùng, sông Lô, sông Gâm,… Còn sông Cả chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Chọn: D.

Câu 6. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận được một lượng nhiệt và bức xạ từ Mặt Trời là rất lớn. Số giờ nắng trong một năm của nước ta dao động từ 1400 – 3000 giờ.

Chọn: C.

Phần tự luận

Câu 7 (4 điểm).

a) Một số thuận lợi và khó khăn

- Thuận lợi   (1,5 điểm)

    + Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.

    + Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

    + Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.

- Khó khăn: Vị trí này cũng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.  (1 điểm)

b) Một số đảo, quần đảo quan trọng của nước ta  (1,5 điểm)

- Đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).

- Đảo Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

- Đảo Lí Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).

- Đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị).

- Đảo Cát Hải (Hải Phòng).

- Quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng).

- Quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2024

Môn: Địa Lí 8

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề thi số 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Địa hình chủ yếu của khu vực Đông Nam Á là

A. sơn nguyên            B. thung lũng            C. đồi núi            D. đồng bằng

Câu 2. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song:

A. chưa vững chắc            B. vững chắc            C. rất vững chắc            D. rất ổn định

Câu 3. Điểm nào sau đây không đúng với các nước Đông Nam Á?

A. Nguồn nhân công dồi dào.

B. Tài nguyên thiên nhiên và nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú.

C. Tranh thủ được nguồn vốn và công nghệ của nước ngoài.

D. Chủ yếu nhập nguyên liệu và khoáng sản.

Câu 4. Mục tiêu chung của Hiệp hội các nước Đông Nam Á:

A. Hợp tác về giáo dục, đào tạo.

B. Giữ vững hoà bình, an ninh, ổn định khu vực.

C. Cùng sử dụng lao động.

D. Cùng khai thác tài nguyên.

Câu 5. Gió tây khô nóng gây ra hạn hán ở vùng:

A. Miền Trung.

B. Tây Bắc.

C. Miền Trung và Tây Bắc

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 6. Hồ Dầu Tiếng nằm trên sông:

A. Sông La Ngà.            B. Sông Sài Gòn.            C. Sông Đồng Nai.            D. Sông Ba.

Phần tự luận

Câu 7 (4 điểm). Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm

Câu 1. Địa hình chủ yếu của khu vực Đông Nam Á là đồi núi. Các dãy núi của khu vực Đông Nam Á chạy theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam.

Chọn: C.

Câu 2. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.

Chọn: A.

Câu 3. Các nước Đông Nam Á là các nước đang phát triển có nguồn nhân công dồi dào, tài nguyên thiên nhiên với nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú, tài nguyên khoáng sản phong phú và có sức thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn, công nghệ quốc tế. Đồng thời, các nước Đông Nam Á chủ yếu nhập khẩu máy móc, khoa học kĩ thuật và xuất khẩu các mặt hàng nông sản, khoáng sản thô,…

Chọn: D.

Câu 4. Mục tiêu chung của Hiệp hội các nước Đông Nam Á là giữ vững hoà bình, an ninh, ổn định khu vực.

Chọn: B.

Câu 5. Gió tây khô nóng gây ra hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Miền Trung, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ và Tây Nam của vùng Tây Bắc.

Chọn: C.

Câu 6. Hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Hồ Dầu Tiếng nằm trên sông Sài Gòn.

Chọn: B.

Phần tự luận

Câu 7 (4 điểm).

Nguyên nhân các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc vì:

- Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước.  (1 điểm)

- Các nước Đông Nam Á phát triển nhiều ngành kinh tế dựa vào hai thế mạnh chủ yếu là nguyên liệu và lao động, hai thế mạnh này sẽ giảm dần vai trò trong tương lai.  (1 điểm)

- Năm 1997-1998 khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan làm cho kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm.  (1 điểm)

- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.  (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2024

Môn: Địa Lí 8

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề thi số 3)

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Phần hải đảo khu vực Đông Nam Á thường xảy ra hiện tượng

A. sóng thần             B. động đất            C. động đất và núi lửa            D. núi lửa

Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong khu vực Đông Nam Á là

A. tiếng Việt, Hoa, Mã Lai

B. tiếng Mã Lai, Anh, Thái

C. tiếng Anh, Hoa, Việt

D. tiếng Anh, Hoa, Mã Lai

Câu 3. Dự án phát triển hành lang Đông – Tây tại lưu vực sông Mê Công gồm:

A. Việt Nam, Lào, Phi- lip- pin và Đông Bắc Thái Lan.

B. Việt Nam, Lào, Mi-an-ma và Đông Bắc Thái Lan.

C. Việt Nam, Lào, Cam- pu- chia và Đông Bắc Thái Lan.

D. Việt Nam, Cam- pu- chia, Ma- lai- xi- a và Đông Bắc Thái Lan.

Câu 4. Nước ta có đường bờ biển kéo dài 3620km, từ:

A. Móng Cái đến Hà Tiên.

B. Móng Cái đến Vũng Tàu.

C. Móng Cái đến Cà Mau.

D. Móng Cái đến Phú Quốc.

Câu 5. Ở nước ta, miền có mùa đông lạnh nhất là miền nào dưới đây?

A. Miền Nam.            B. Cả nước.            C. Miền Bắc.            D. Miền Trung.

Câu 6. Hệ thống sông nào có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc nước ta?

A. Sông Hồng.            B. Sông Thái Bình.            C. Sông Cả.            D. Sông Mã

Phần tự luận

Câu 7 (4 điểm). Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN?

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Mỗi câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm

Câu 1. Phần hải đảo khu vực Đông Nam Á thường xảy ra hiện tượng động đất và núi lửa.

Chọn: C.

Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong khu vực Đông Nam Á là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.

Chọn: D.

Câu 3. Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng lần thứ tám tổ chức tại Manila (Philippines) nhằm thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế giữa bốn nước Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam. Hành lang này chính thức thông tuyến vào ngày 20 tháng 12 năm 2006.

Chọn: B.

Câu 4. Nước ta có đường bờ biển kéo dài 3 620km, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), chia thành bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.

Chọn: A.

Câu 5. Miền Bắc là miền chịu ảnh hưởng chịu tiếp và nhiều đợt gió mùa Đông Bắc nhất nước ta nên có mùa đông lạnh nhất trong các miền. Miền Trung ít chịu ảnh của gió mùa Đông Bắc và miền Nam là miền hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Chọn: C.

Câu 6. Hệ thống lưu vực sông Hồng thống sông có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc nước ta, tiếp đến là sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả,...

Chọn: B.

Phần tự luận

Câu 7 (4 điểm).

- Thuận lợi:

    + Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.  (1 điểm)

    + Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, y tế và đào tạo nguồn nhân lực.  (1 điểm)

    + Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.  (0,5 điểm)

    + Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế, thu hút đầu tư, xóa đói giảm nghèo,...  (0,5 điểm)

- Khó khăn:

    + Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các quốc gia.  (0,5 điểm)

    + Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...  (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2024

Môn: Địa Lí 8

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề thi số 4)

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Phần đất liền của Đông Nam Á còn mang tên là gì?

A. phần đất liền

B. phần hải đảo

C. bán đảo Trung Ấn

D. quần đảo Mã Lai

Câu 2. Quốc gia nào có diện tích nhỏ nhất ở Đông Nam Á?

A. Bru-nây            B. Đông Timo            C. Xin-ga-po            D. Cam-pu-chia

Câu 3. Các ngành sản xuất của các nước Đông Nam Á tập trung chủ yếu tại vùng:

A. trung du và miền núi

B. miền núi và ven biển

C. ven biển và trung du

D. đồng bằng ven biển

Câu 4. Biểu tượng của ASEAN là gì?

A. Bó lúa với 10 rẻ lúa

B. 10 ngôi sao xếp thành 1 vòng tròn

C. Dàn khoan dầu ngoài biển

D. Nối vòng tay lớn

Câu 5. Ở nước ta vào nửa đầu mùa đông gió mùa mùa đông thổi hướng:

A. Đông Nam.            B. Đông Bắc.            C. Đông Nam.             D. Tây Nam.

Câu 6. Hồ Hòa Bình nằm trên sông nào của nước ta?

A. Sông Hồng            B. Sông Chảy.            C. Sông Mã.            D. Sông Đà.

Phần tự luận

Câu 7. Hãy cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào? Vì sao chế độ nước sông thay đổi theo mùa?

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Mỗi câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm

Câu 1. Phần đất liền của Đông Nam Á mang tên bán đảo Trung Ấn vì nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ.

Chọn: C.

Câu 2. Ba quốc gia có diện tích nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á là Xin-ga-po (0,7 nghìn km2), Bru-nây (5,8 nghìn km2) và Đông-ti-mo (14,6 nghìn km2).

Chọn: C.

Câu 3. Các ngành sản xuất của các nước Đông Nam Á tập trung chủ yếu tại vùng đồng bằng ven biển. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng,...

Chọn: D.

Câu 4. Biểu tượng của ASEAN là bó lúa với 10 rẻ lúa.

Chọn: A.

Câu 5. Ở nước ta vào nửa đầu mùa đông gió mùa mùa đông thổi hướng đông bắc vào nước ta gây nên thời tiết lạnh, khô.

Chọn: A.

Câu 6.Hồ Hòa Bình nằm trên sông Đà.

Chọn: D.

Phần tự luận

Câu 7.

- Sông Mê Công chảy qua các quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.  (2 điểm)

- Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam.   (1 điểm)

- Chế độ nước sông thay đổi theo mùa vì: Phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với chế độ mưa theo mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa.  (1 điểm)

Xem thêm các đề thi Địa Lí lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác: