Đề thi Giữa kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2023 có đáp án (4 đề)


Đề thi Giữa kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2023 có đáp án (4 đề)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Giữa kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2023 có đáp án (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Sinh học 9 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học lớp 9.

Đề thi Giữa kì 1 Sinh học lớp 9 có đáp án (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 1)

A. Trắc nghiệm (trả lời đúng mỗi câu được 0,4 điểm)

1. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài sinh vật tương ứng với số NST trong

a. bộ NST đơn bội của loài.

b. bộ NST lưỡng bội của loài.

c. bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của loài.

d. bộ NST trong tế bào hợp tử của loài.

2. Trong trường hợp trội lặn hoàn toàn, phép lai nào dưới đây cho kết quả phân tính ở thế hệ con?

a. aa x aa

b. Aa x Aa

c. AA x aa

d. AA x Aa

3. Ví dụ nào dưới đây minh họa cho phép lai phân tích?

a. BB x Bb

b. Bb x Bb

c. Bb x bb

d. BB x BB

4. Một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có số axit amin là 398. Hỏi phân tử mARN làm khuôn tổng hợp phân tử prôtêin này có bao nhiêu bộ ba?

a. 399

b. 398

c. 401

d. 400

5. Đâu là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin, có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào?

a. rARN

b. mARN

c. tARN

d. ADN

6. Một gen sau khi trải qua 3 lần nhân đôi liên tiếp tạo ra các gen con. Sau đó, mỗi gen con này sẽ trải qua 2 lần phiên mã (tổng hợp mARN). Hỏi có bao nhiêu mARN được tạo ra từ quá trình này?

a. 24

b. 18

c. 12

d. 16

7. Trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn thì kiểu gen AB/ab sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?

a. 2

b. 4

c. 1

d. 3

8. Trong quá trình phân bào, nhờ đâu mà các NST có thể di chuyển từ mặt phẳng xích đạo về hai cực tế bào?

a. Nhờ lực đẩy của dịch tế bào

b. Nhờ sự co rút của các sợi tơ vô sắc

c. Nhờ lực hút đến từ trung tử

d. Nhờ tính năng tự di chuyển của tâm động

9. Tế bào xôma là tên gọi khác của

a. tế bào tinh trùng.

b. tế bào trứng.

c. tế bào sinh dục sơ khai.

d. tế bào sinh dưỡng.

10. Vì sao khi nghiên cứu di truyền bằng các phép lai, Menđen lại sử dụng các cặp tính trạng tương phản?

a. Vì tính trạng tương phản sẽ tạo ra nhiều kiểu hình hơn ở những thế hệ sau

b. Tất cả các phương án còn lại

c. Vì tính trạng có độ tương phản cao sẽ càng dễ nhận biết và theo dõi sự biểu hiện tính trạng ở thế hệ sau

d. Vì tính trạng có độ tương phản càng cao thì ưu thế lai càng lớn

B. Tự luận

1. Trình bày cấu trúc của phân tử prôtêin. (5 điểm)

2. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Các gen liên kết hoàn toàn. Cho phép lai P: Ab/aB x Ab/aB. Hãy lập sơ đồ lai và cho biết tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1. (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Trắc nghiệm

1. a - bộ NST đơn bội của loài.

2. b - Aa x Aa (đời con cho tỉ lệ kiểu hình là 3 trội (A-) : 1 lặn (aa))

3. c - Bb x bb (lai phân tích là lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn)

4. d – 400 (Mỗi bộ ba trên mARN sẽ quy định việc tổng hợp 1 axit amin, trừ bộ ba cuối cùng. Tuy nhiên sau khi tổng hợp xong phân tử prôtêin, axit amin đầu tiên được mã hóa bởi bộ ba mở đầu cũng bị cắt khỏi phân tử prôtêin. Do đó, số bộ ba trên mARN = số axit amin trong phân tử prôtêin hoàn chỉnh + 2 = 398+2 = 400.

5. b – mARN (Vì gen chủ yếu nằm trong nhân tế bào và mARN được tổng hợp từ quá trình phiên mã của gen nằm trên NST sau đó, cấu trúc này mang theo thông tin, ra ngoài chất tế bào và thông tin di truyền mà chúng hàm chứa sẽ được dịch mã, tổng hợp nên prôtêin. Như vậy rõ ràng mARN là cầu nối, là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin, có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào.)

6. d – 16 (sau 3 lần nhân đôi liên tiếp sẽ tạo thành 2^3 = 8 gen con. Mỗi gen con phiên mã 2 lần tạo ra 2 mARN. Vậy tổng số mARN tạo ra là 8x2 = 16)

7. a – 2 (AB và ab)

8. b - Nhờ sự co rút của các sợi tơ vô sắc

9. d - tế bào sinh dưỡng.

10. c - Vì tính trạng có độ tương phản cao sẽ càng dễ nhận biết và theo dõi sự biểu hiện tính trạng ở thế hệ sau

B. Tự luận

1. Trình bày cấu trúc của phân tử prôtêin:

- Prôtêin là phân tử hữu cơ được cấu tạo từ 4 nguyên tố chính là C, H, O, N (ngoài ra còn có một số nguyên tố khác) (2 điểm)

- Prôtêin là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân, mỗi đơn phân là một axit amin. Có khoảng 20 loại axit amin. (1 điểm)

- Về cấu trúc không gian, prôtêin được biết đến với 4 bậc cấu trúc:

+ Cấu trúc bậc 1: đặc trưng bởi trình tự sắp xếp, thành phần và số lượng axit amin trong chuỗi axit amin (0,5 điểm)

+ Cấu trúc bậc 2: là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn ở prôtêin dạng sợi còn bện theo dây thừng giúp tăng tính chịu lực. (0,5 điểm)

+ Cấu trúc bậc 3: là hình dạng không gian ba chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại prôtêin. (0,5 điểm)

+ Cấu trúc bậc 4: là cấu trúc của một số loại prôtêin gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau. (0,5 điểm)

Đề thi Giữa kì 1 Sinh học lớp 9 có đáp án (Đề 4)

Kiểu hình F1: 1 thân cao, hoa trắng : 2 thân cao, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa đỏ (1 điểm)

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 2)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

1. Ví dụ nào dưới đây minh họa cho hiện tượng biến dị cá thể?

a. Sự khác nhau về một số chi tiết ở cá heo và cá nhà táng

b. Sự khác nhau về một số chi tiết ở các cá thể gà con có cùng bố mẹ.

c. Sự khác nhau về một số chi tiết ở người và thú.

d. Sự khác nhau về một số chi tiết ở các cá thể vịt cùng độ tuổi.

2. Khi nói về thế hệ bố mẹ (P) trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nhận định nào dưới đây là sai?

a. Đều thuần chủng

b. Có kiểu hình khác nhau về một cặp tính trạng tương phản

c. Một bên mang tính trạng trội, bên còn lại mang tính trạng lặn

d. Mỗi bên bố, mẹ đều cho 2 loại giao tử

3. Trong trường hợp các gen trội lặn hoàn toàn, phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F1 là 1 : 1?

a. Aa x aa

b. AA x aa

c. Aa x Aa

d. AA x Aa

4. Hiện tượng mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng bắt đầu phân li độc lập về hai cực tế bào diễn ra ở

a. kì sau của nguyên phân.

b. kì sau của giảm phân 1.

c. kì sau của giảm phân 2.

d. kỳ trung gian giữa hai lần nguyên phân.

5. Ở động vật sinh sản hữu tính, từ ba tinh bào bậc 1 sau giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu tinh trùng?

a. 8

b. 4

c. 12

d. 3

6. Khi nói về ý nghĩa của thụ tinh, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là chính xác?

1. Góp phần tạo ra nhiều biến dị tổ hợp

2. Giúp duy trì bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài

3. Tạo ra nhiều biến dị thường biến thích nghi với môi trường

a. 0

b. 1

c. 2

d. 3

7. Các nuclêôtit giữa hai mạch ADN liên kết với nhau theo chiều ngang bằng loại liên kết nào?

a. Tất cả các phương án còn lại

b. Liên kết hiđrô

c. Liên kết peptit

d. Liên kết đisunfua

8. Ở một loài thực vật, quả đỏ là tính trạng trội, quả vàng là tính trạng lặn. Khi cho cây quả đỏ thuần chủng lai phân tích, thế hệ con sẽ thu được

a. 100% quả đỏ.

b. 100% quả vàng.

c. 50% quả đỏ : 50% quả vàng.

d. 75% quả đỏ : 25% quả vàng.

9. Hiện tượng di truyền nào dưới đây làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp?

a. Trội không hoàn toàn

b. Phân li độc lập

c. Liên kết gen

d. Tương tác gen

10. Nếu có 2 loại nuclêôtit A và T thì sẽ tạo ra được tối đa bao nhiêu bộ ba?

a. 2

b. 8

c. 4

d. 6

B. Tự luận

1. Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN (5 điểm)

2. Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kỳ giữa của giảm phân 2. Cho biết số lượng và trạng thái NST trong tế bào này. (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Trắc nghiệm

1. b - Sự khác nhau về một số chi tiết ở các cá thể gà con có cùng bố mẹ (biến dị cá thể chỉ xét đến những cá thể cùng lứa, thuộc cùng một cặp bố mẹ sinh ra)

2. d. Mỗi bên bố, mẹ đều cho 2 loại giao tử (bố mẹ thuần chủng nên chỉ cho 1 loại giao tử)

3. a - Aa x aa (1 Aa (kiểu hình trội) : 1 aa (kiểu hình lặn))

4. b - kì sau của giảm phân 1.

5. c – 12 (mỗi tinh bào bậc 1 sau giảm phân tạo 4 tinh trùng)

6. c – 2 (1. Góp phần tạo ra nhiều biến dị tổ hợp; 2. Giúp duy trì bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài. Ý thứ 3 không chính xác vì thụ tinh có mối liên hệ mật thiết đến việc hình thành các kiểu gen khác nhau ở thế hệ sau còn thường biến lại là sự biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen)

7. b - Liên kết hiđrô

8. a. 100% quả đỏ. (gọi A là gen quy định quả đỏ, a là gen quy định quả vàng thì cây quả đỏ thuần chủng sẽ có kiểu gen là AA (cho 100% giao tử A). Khi đem lai phân tích (lai với cây mang kiểu gen lặn (aa – cho 100% giao tử a) thì đời con 100% có kiểu gen Aa (100% có kiểu hình quả đỏ).

9. c - Liên kết gen (vì các gen cùng nhóm gen liên kết sẽ di truyền cùng nhau)

10. b – 8 bộ ba (vị trí thứ nhất của bộ ba có 2 cách chọn (A, T), vị trí thứ 2, vị trí thứ 3 trong bộ ba cũng đều có 2 cách chọn, do đó số bộ ba có thể tạo ra là: 2 ^3 = 8)

B. Tự luận

1. Đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN:

- ADN là loại axit nuclêic được cấm tạo từ 5 nguyên tố chính là C, H, O, N và P. (1 điểm)

- ADN có cấu trúc đại phân tử, kích thước lớn và khối lượng có thể đạt đến hàng chục triệu đơn vị cacbon. (1 điểm)

- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, được cấu thành từ các đơn phân. Đơn phân của ADN gồm có 4 loại: A (ađênin), T (timin), G (Guanin), X (xitôzin). Các nuclêôtit liên kết với nhau theo chiều dọc làm thành hai mạch đơn và theo chiều ngang bằng các liên kết hiđrô (A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại) (2 điểm)

- Các phân tử ADN phân biệt nhau bởi số lượng, trình tự và thành phần nuclêôtit mà nó hàm chứa. (1 điểm)

2. Với sinh vật lưỡng bội (2n), ở kỳ giữa của giảm phân 2, mỗi tế bào chứa n tế bào ở trạng kép. Do đó ở ruồi giấm (2n=8), một tế bào khi đang ở kỳ giữa của giảm phân 2 sẽ chứa 4 NST ở trạng thái kép và co xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 3)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

1. Kỳ nào dưới đây không phải là một giai đoạn của nguyên phân?

a. Kỳ đầu

b. Kỳ sau

c. Kỳ cuối

d. Kỳ trung gian

2. Một tế bào người khi đang ở cuối kỳ sau của giảm phân 2 sẽ chứa bao nhiêu NST?

a. 48 NST

b. 23 NST

c. 46 NST

d. 24 NST

3. Tại kỳ giữa của giảm phân 1, NST xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào?

a. 3 hàng

b. 4 hàng

c. 1 hàng

d. 2 hàng

4. Quá trình giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây?

a. Tế bào trứng

b. Tế bào sinh dục chín

c. Tế bào sinh dục sơ khai

d. Tế bào sinh dưỡng

5. Để nghiên cứu di truyền, Menđen đã tìm đến phương pháp nào?

a. Lai phân tích

b. Phân tích các thế hệ lai

c. Tự thụ phấn

d. Nuôi cấy mô

6. Ở người, tính trạng màu mắt do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Gen A quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt đen. Một cặp vợ chồng mắt nâu sinh ra con đầu lòng mắt đen. Hỏi xác suất để sinh ra người con thứ hai có mắt nâu là bao nhiêu?

a. 75%

b. 25%

c. 100%

d. 50%

7. Hiện tượng đồng tính được hiểu là hiện tượng các cơ thể lai cùng cha mẹ

a. đều mang tính trạng giống nhau.

b. đều có cùng giới tính.

c. đều có kiểu hình giống mẹ.

d. đều có kiểu hình giống bố.

8. Loại ARN nào có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp?

a. tARN

b. rARN

c. mARN

d. Tất cả các phương án còn lại

9. Nếu như mạch gốc của một đoạn phân tử ADN có trình tự là: X-T-G-A-A-X-G-T-X thì mạch khuôn của nó sẽ có đoạn trình tự tương ứng là:

a. G-A-X-T-T-G-X-A-G.

b. G-A-X-T-T-X-G-A-G.

c. G-A-X-U-U-G-X-A-G.

d. G-A-X-T-G-T-X-A-G.

10. Prôtêin có mấy bậc cấu trúc?

a. 5

b. 2

c. 3

d. 4

B. Tự luận

1. Trình bày quá trình tự nhân đôi của ADN và cho biết sự kiện này diễn ra theo nguyên tắc nào. (5 điểm)

2. Vì sao tỉ lệ bé trai, bé gái sơ sinh lại xấp xỉ 1 : 1? (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Trắc nghiệm

1. d - Kỳ trung gian (kỳ trung gian là giai đoạn chuẩn bị cho nguyên phân diễn ra)

2. c – 46 NST (ở trạng thái đơn, khi vừa phân tách từ NST kép và chia làm hai nhóm, tiến dần về 2 cực tế bào)

3. d – 2 hàng

4. b - Tế bào sinh dục chín

5. b - Phân tích các thế hệ lai

6. a - 75%(Bố mẹ mắt nâu (A-) sinh ra con mắt đen (aa) chứng tỏ bố mẹ đều mang kiểu gen Aa. Vậy xác suất để sinh con mắt nâu ở lần sinh thứ 2 là: 100% - xác suất sinh con mắt đen (aa) = 100% - 1/2(a).1/2(a).100% = 75%

7. a - đều mang tính trạng giống nhau.

8. c – mARN

9. a. G-A-X-T-T-G-X-A-G (dựa vào nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X)

10. d – 4 bậc

B. Tự luận

1- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra như sau:

 + Đầu tiên, phân tử ADN tháo xoắn, sau đó hai mạch đơn tách nhau dần dần (0,5 điểm)

 + Tiếp đến, khi hai mạch đơn tách nhau, lập tức chúng sẽ liên kết với các nuclêôtit tự do có trong môi trường nội bào theo quy luật: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại để dần hình thành nên mạch mới (2 điểm)

 + Cuối cùng, hai phân tử ADN con sẽ được tạo thành với một mạch có nguồn gốc từ ADN mẹ và một mạch được tổng hợp mới, chúng sẽ bắt đầu đóng xoắn và tham gia vào cấu trúc nhân của tế bào con (0,5 điểm)

- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo 2 nguyên tắc:

 + Nguyên tắc bổ sung: mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của tế bào mẹ, trong đó, nuclêôtit có kích thước lớn (A, G) sẽ liên kết bổ sung với nuclêôtit có kích thước bé (T, X) theo quy luật: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại (1 điểm)

 + Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại 1 nửa): nghĩa là trong mỗi phân tử ADN có chứa một mạch của ADN mẹ (mạch cũ) và mạch còn lại được tổng hợp mới hoàn toàn. (1 điểm)

2. Trong mỗi tế bào sinh tinh ở người có chứa cặp NST giới tính XY. Nhờ quá trình phân ly độc lập của cặp NST này mà sau giảm phân, số lượng tinh trùng mang NST X và số lượng tinh trùng mang NST Y là ngang nhau; điều này cũng có nghĩa là cơ hội gặp trứng (mang NST X) của hai loại tinh trùng này là ngang nhau (50 – 50) nên tỉ lệ bé trai (mang cặp NST giới tính XY) và bé gái (mang cặp NST giới tính XX) sơ sinh sẽ xấp xỉ: 1 : 1. (1 điểm)

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 4)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

1. Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menđen thấy rằng: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 sẽ phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình là:

a. 15 trội : 1 lặn.

b. 1 trội : 3 lặn.

c. 1 trội : 1 lặn.

d. 3 trội : 1 lặn.

2. Trong mỗi tế bào lưỡng bội ở người có bao nhiêu nhiễm sắc thể?

a. 32

b. 46

c. 24

d. 48

3. Ở kỳ nào của chu kỳ tế bào, chúng ta sẽ quan sát được NST có kích thước bề ngang lớn nhất và điển hình nhất ?

a. Kỳ cuối

b. Kỳ đầu

c. Kỳ giữa

d. Kỳ sau

4. Từ một tế bào ban đầu, khi trải qua 2 lần nguyên phân liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?

a. 16

b. 8

c. 2

d. 4

5. Từ một tế bào sinh trứng, sau giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào trứng?

a. 1

b. 2

c. 3

d. 4

6. Khi nói về NST, phát biểu nào dưới đây là đúng?

a. Mang gen quy định các tính trạng di truyền

b. Được cấu tạo từ ARN và lipit

c. Là thành phần chính cấu tạo nên chất tế bào

d. Số lượng NST trong mỗi tế bào lưỡng bội phản ánh sự tiến hóa của loài

7. Nhân tố nào dưới đây quy định tính đặc thù của ADN?

a. Tất cả các phương án còn lại

b. Số lượng nuclêôtit

c. Trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit

d. Thành phần các loại nuclêôtit

8. ADN được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit, loại nuclêôtit nào dưới đây không nằm trong số đó?

a. Ađênin (A)

b. Xitôzin (G)

c. Uraxin (U)

d. Timin (T)

9. Nội dung chính của nguyên tắc bán bảo toàn là

a. mỗi mạch của sợi ADN con có một nửa của mẹ, một nửa được tổng hợp mới.

b. mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ và mạch còn lại được tổng hợp mới.

c. mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, một mạch của ADN bố.

d. ADN con được tổng hợp mới hoàn toàn.

10. Trong tế bào, quá trình tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu ở đâu?

a. Bộ máy Gôngi

b. Nhân tế bào

c. Chất tế bào

d. Màng sinh chất

B. Tự luận

1. Trình bày những diễn biến cơ bản của NST ở các kỳ của giảm phân (5 điểm).

2. Một gen có 2400 nuclêôtit. Số nuclêôtit loại G và loại X ở mạch 1 của gen lần lượt là 200 và 500. Hãy cho biết tổng số nuclêôtit loại A của gen này là bao nhiêu? (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Trắc nghiệm

1. d – 3 trội : 1 lặn.

2. b – 46

3. c - Kỳ giữa (NST co ngắn cực đại nên có kích thước bề ngang lớn nhất, dễ nhìn thấy nhất)

4. d. 4 tế bào con (trải qua 1 lần nguyên phân, từ 1 tế bào mẹ sẽ tạo ra 2 tế bào con. 2 tế bào con khi đạt đến kích thước trưởng thành sẽ tiếp tục nguyên phân để tạo thành 4 tế bào con)

5. a – 1 (sau giảm phân, 1 tế bào sinh trứng tạo ra 4 tế bào con nhưng có 3 tế bào tiêu giảm thành thể cực, chỉ còn lại 1 tế bào phát triển thành tế bào trứng)

6. a - Mang gen quy định các tính trạng di truyền

7. a – Tất cả các phương án còn lại

8. c - Uraxin (U) (thành phần cấu tạo nên ARN)

9. b - mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ và mạch còn lại được tổng hợp mới.

10. b - Nhân tế bào

B. Tự luận

1. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kỳ của giảm phân:

Các kỳ

Những diễn biến cơ bản của NST

Giảm phân 1

Giảm phân 2

Kỳ đầu

- Các NST bắt đầu xoắn và co ngắn lại

- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc, có thể bắt chéo nhau, sau đó tách rời nhau

- NST bắt đầu co xoắn cho phép đếm được số lượng NST trong bộ đơn bội

Kỳ giữa

- Các NST kép tập trung và xếp thành hai hàng song song ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

- NST kép sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Kỳ sau

- Các NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào

- Mỗi NST kép tách thành 2 NST đơn ở tâm động và mỗi NST đơn sẽ tiến về một cực của tế bào

Kỳ cuối

- Các NST kép nằm gọn trong nhân mới được tạo thành, mỗi nhân mang một bộ NST đơn bội kép

- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành, mỗi nhân mang một NST đơn bội dạng đơn

Trả lời đúng và đủ nội dung kỳ đầu được 2 điểm, các kỳ còn lại, mỗi kỳ được 1 điểm.

2. A tổng = T tổng;

 G tổng = X tổng;

 A + G (tổng) = T + X (tổng) = 1/2 tổng số nuclêôtit của AND (1/2N)

Ta lại có: theo nguyên tắc bổ sung thì G1 = X2 và X1 + X2 = X tổng = G tổng = 200 + 500 = 700.

 Suy ra A tổng = T tổng = 1/2N – G tổng = 1/2.2400 – 700 = 500. (1 điểm)

Xem thêm các đề thi Sinh học lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác: