Đề thi Giữa kì 2 Sinh học lớp 9 có đáp án năm 2023 (Trắc nghiệm - Tự luận - 4 đề)


Đề thi Giữa kì 2 Sinh học lớp 9 có đáp án năm 2023 (Trắc nghiệm - Tự luận - 4 đề)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Giữa kì 2 Sinh học lớp 9 có đáp án năm 2023 (Trắc nghiệm - Tự luận - 4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Sinh học 9 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học lớp 9.

Đề thi Giữa kì 2 Sinh học lớp 9 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - 4 đề)

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học 9

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao


TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Ứng dụng di truyền học


Thoái hóa là gì? Cho biết nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa?







15% = 1,5 điểm


100% = 1,5 điểm







2. Sinh vật và môi trường

Mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài, xác định động vật ưa khô

Nắm được khái niệm nhân tố sinh thái, các nhóm nhân tố sinh thái

ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật



Giải thích hiện tượng tỉa cành tự nhiên



40 % = 4,0 điểm

25% = 1 điểm

37,5% = 1,5 điểm

12,5% = 0,5 điểm



25% = 1 điểm



3. Hệ sinh thái

Ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi


Xác định đâu là quần thể sinh vật, xác định các thành phần của lưới thức ăn

Viết được các chuỗi thức ăn


Viết được một lưới thức ăn



35% = 3,5 điểm

14,3% = 0,5 điểm


28,5% = 1 điểm

28,5% = 1 điểm


28,5% = 1 điểm



Số câu

Số điểm

100% = 10 điểm

3 câu

1,5 điểm

15%

2 câu

4 điểm

40%

3 câu

1,5 điểm

15%

1 câu

1 điểm

10%


2 câu

2 điểm

20%




 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng nhất: (mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu có mối quan hệ như thế nào với nhau?

A. Kí sinh

B. Cạnh tranh

C. Hội sinh

D. Cộng sinh

Câu 2: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?

A. Thằn lằn, lạc đà, ốc sên

B. Ốc sên, ếch, giun đất

C. Thằn lằn, lạc đà, chuột nhảy

D. Ếch, lạc đà, giun đất

Câu 3: Tập hợp những sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật?

A. Đàn trâu ăn cỏ trên cánh đồng

B. Các cây hoa hồng, hoa huệ trong công viên

C. Các cá thể ong, bướm … trong rừng

D. Các cá thể chuột sống ở hai cánh đồng

Câu 4: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào?

A. Nhóm tuổi trước sinh sản

B. Nhóm tuổi sau sinh sản

C. Nhóm tuổi sinh sản

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là bao nhiêu?

A. Từ 5˚C đến 40˚C

B. Từ 5˚C đến 39˚C

C. Từ 5˚C đến 42˚C

D. Từ 5˚C đến 45˚C

Câu 6: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào thể hiện mối quan hệ cùng loài?

A. Nhạn biển và cò làm tổ tập đoàn

B. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông 

C. Cáo ăn thỏ

D. Chim ăn sâu

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: Thoái hóa là gì? Cho biết nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa? (1.5 điểm)

Câu 2: Nhân tố sinh thái là gì? Kể tên các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. (1.5 điểm)

Câu 3: Hãy giải thích vì sao các cành cây phía dưới của cây ưa sáng sống trong rừng rậm lại sớm bị rụng? (1.0 điểm)

Câu 4: (3.0 điểm) Có một quần xã sinh vật gồm các loài sau: vi sinh vật phân giải, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ.

a, Cho biết thành phần sinh vật của hệ sinh thái trên.

b, Viết 5 chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên?

c, Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã trên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM: (Mỗi câu đúng 0.25 điểm)

Câu 1: Phép lai nào sau đây tạo được ưu thế lai?

A. Lai gần ở động vật

B. Lai con cái với bố mẹ

C. Lai khác dòng với nhau

D. Tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật

Câu 2: Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng?

A. Cây xương rồng

B. Cây phượng

C. Cây mít

D. Cây lá lốt

Câu 3: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào?

A. Nhóm tuổi trước sinh sản

B. Nhóm tuổi sau sinh sản

C. Nhóm tuổi sinh sản

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Hoạt động nào sau đây đã làm đất bị thoái hóa?

A. Trồng rừng chống xói mòn

B. Thay đổi các loại cây trồng phù hợp

C. Bón phân hữu cơ hợp lí

D. Đốt rừng lấy đất canh tác

Câu 5: Độ đa dạng trong một quần xã sinh vật được biểu hiện bởi đặc điểm nào?

A. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.

B. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.

C. Sự chênh lệch tỉ lệ đực, cái giữa các quần thể trong một quần xã.

D. Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.

Câu 6: Hoạt động nào sau đây của con người không ảnh hưởng đến môi trường?

A. Săn bắn

B. Chiến tranh

C. Hái lượm

D. Đốt rừng

Câu 7: Biểu hiện của thoái hoá giống là gì?

A. Cơ thể lai có sức sống cao hơn bố mẹ.

B. Cơ thể lai có sức sống kém dần.

C. Cơ thể lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ.

D. Năng suất thu hoạch tăng lên.

Câu 8: Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?

A. Tỉ lệ giới tính.

B. Thành phần nhóm tuổi.

C. Mật độ cá thể.

D. Độ đa dạng.

Câu 9: Vì sao các cành phía dưới của các cây ưa sáng trong rừng thường bị rụng sớm?

A. Các cành này tổng hợp được ít chất hữu cơ.

B. Khả năng thoát hơi nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng.

C. Khả năng hút nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng.

D. Dễ bị sâu bệnh.

Câu 10: Cây sống ở nơi nhiều ánh sáng và khô cằn thường có đặc điểm lá như thế nào?

A. Lá to và màu nhạt.

B. Lá to và màu sẫm.

C. Lá nhỏ và màu nhạt.

D. Lá nhỏ và màu sẫm.

Câu 11: Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật?

A. Bầy khỉ sống trong rừng.

B. Các sinh vật trong rừng nhiệt đới

C. Đàn voi trong rừng châu Phi.

D. Đồi cọ.

Câu 12: Trong chọn giống, dùng phương tự thụ phấn hay giao phối gần nhằm mục đích gì?

A.Tạo giống mới.

B. Tạo dòng thuần.

C. Tạo ưu thế lai.

D. Cải tạo giống.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: (2.0 điểm) Giải thích vì sao không dùng con lai F1 (lai kinh tế) để làm giống?

Câu 2: (3.0 điểm) Thế nào là quần thể; quần xã?

Câu 3: (1.0 điểm) Cho các loài sau: sâu; cây cỏ; chuột; cầy; bọ ngựa; rắn. Viết lưới thức ăn bao gồm các sinh vật nói trên.

Câu 4: (1.0 điểm) Giải thích cây trồng gần cửa sổ trong nhà thì cây sẽ vươn ra ngoài cửa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Em hãy chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng rồi ghi vào phần bài làm. 

Câu 1: Nhóm sinh vật nào sau đây gồm toàn các sinh vật hằng nhiệt?

A. Con dơi, cú mèo, con chuồn chuồn.

B. Chuột, ếch, ba ba 

C. Cá sấu, lợn, gà chọi

D. Chim sẻ, mèo, chim chích chòe, báo 

Câu 2: Giống lợn Ỉ Móng Cái có những tính trạng nổi bật nào sau đây?

A. Dễ nuôi, đẻ nhiều con, thịt thơm ngon.

B. Dễ nuôi, tầm vóc to.

C. Tăng trọng nhanh, thịt nhiều nạc.

D. Tăng trọng nhanh, chân cao.

Câu 3: Giới hạn sinh thái là gì?

A. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

B. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo sinh vật sinh trưởng và phát triển.

C. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.

D. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.

Câu 4: Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là gì?

A. Sự bất biến của quần xã

B. Sự cân bằng sinh học trong quần xã

C. Sự giảm sút của quần xã

D. Sự phát triển của quần xã

Câu 5: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây?

A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.  

B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.

C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.

D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.

Câu 6: Quan hệ nào sau đây là quan hệ cộng sinh?

A. Địa y bám trên cành cây.

B. Giun đũa sống trong ruột người.

C. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ Đậu.

D. Cây nấp ấm bắt côn trùng.

Câu 7: Ở thực vật để duy trì ưu thế lai người ta sử dụng phương pháp nào?

A. Cho F1 lai với bố mẹ

B. Cho Ftự thụ phấn

C. Nhân giống vô tính

D. Sử dụng con lai F1 làm giống.

Câu 8: Trong điều kiện nguồn thức ăn bị cạn kiệt, các sinh vật khác loài sẽ xảy ra mối quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ cộng sinh

B. Quan hệ hội sinh

C. Quan hệ nửa kí sinh

D. Quan hệ cạnh tranh

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày các thao tác lai lúa bằng phương pháp cắt vỏ trấu.

Câu 2: (2,0 điểm) Giả sử có các quần thể sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, hổ chim ăn sâu, sâu hại thực vật, vi sinh vật.

a. Xây dựng 4 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên?

b. Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên?

Câu 3: (2,0 điểm) Trình bày mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài. Mỗi quan hệ lấy 2 ví dụ minh họa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 4)

A. Phần Trắc nghiệm (10 câu, trả lời đúng mỗi câu được 0,3 điểm)

Câu 1: Thú sống ở vùng nào dưới đây thường có tai, đuôi lớn hơn thú ở những vùng còn lại ?

A. Hàn đới

B. Nhiệt đới

C. Vùng cực

D. Ôn đới

Câu 2: Ở bò sát, hiện tượng da khô, có vảy sừng bao bọc cho thấy ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên đời sống sinh vật ?

A. Độ pH

B. Nhiệt độ

C. Ánh sáng

D. Độ ẩm

Câu 3: Cây nào dưới đây có khả năng chịu hạn ?

A. Vạn niên thanh

B. Rau bợ

C. Ráy

D. Thuốc bỏng

Câu 4: Sinh vật nào dưới đây không sống trong môi trường sinh vật ?

A. Giun đỏ

B. Giun móc câu

C. Trùng sốt rét

D. Sán dây

Câu 5: Tập hợp nào dưới đây là một quần thể sinh vật ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Những con rùa tai đỏ sống trong một ao

C. Những cây thông lá đỏ sống trên một ngọn đồi

D. Những cây sen hồng mọc trong một đầm lầy

Câu 6: Mật độ quần thể phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây ?

A. Tác động đột ngột của các yếu tố ngẫu nhiên như lụt lội, cháy rừng…

B. Sự thay đổi theo chu kì của thời tiết, khí hậu

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Chu kì sống của sinh vật

Câu 7: Sự bùng nổ dân số có thể dẫn đến hệ quả nào sau đây ?

A. Thiếu lương thực

B. Năng suất lao động tăng

C. Thiếu nhân công cho các nhà máy công nghiệp

D. Giảm thiểu nạn chặt phá rừng bừa bãi

Câu 8: Trường hợp nào dưới đây phản ánh mối quan hệ hội sinh ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Cá ép sống bám trên thân cá mập

C. Rận sống bám trên da chó

D. Tầm gửi sống bám trên thân cây gỗ

Câu 9: Hệ sinh thái bao gồm

A. quần thể và quần xã.

B. quần xã và khu vực sống của quần xã.

C. quần thể và sinh cảnh.

D. quần thể và khu vực sống của quần thể.

Câu 10: Động vật nào dưới đây có thể là mắt xích đứng liền sau chuột trong một chuỗi thức ăn ?

A. Rắn sọc dưa

B. Bọ ngựa

C. Hươu xạ

D. Linh dương

B. Phần Tự luận (2 câu – 7 điểm)

Câu 1: Hãy phân tích các thành phần hữu sinh trong một hệ sinh thái và nêu một số đại diện. (5 điểm)

Câu 2: Thế nào là cân bằng sinh học ? Lấy ví dụ minh hoạ về cân bằng sinh học. (2 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Phần Trắc nghiệm

Đề thi Giữa kì 2 Sinh học lớp 9 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 4)

B. Phần Tự luận

Câu 1: Các thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái và một số đại diện :

- Sinh vật sản xuất: là những sinh vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ để nuôi sống bản thân. (1 điểm)

+ Một số đại diện: thực vật, vi khuẩn quang hợp (chứa diệp lục), trùng roi xanh... (0,5 điểm)

- Sinh vật tiêu thụ: là những sinh vật không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ mà phải lấy chúng từ môi trường sống (1 điểm)

+ Một số đại diện: động vật (ăn thịt, ăn mùn bã hữu cơ, ăn thực vật), thực vật có lối sống kí sinh (tơ hồng, tầm gửi...) (1 điểm)

- Sinh vật phân giải: là những sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ thành những chất vô cơ đơn giản (1 điểm)

+ Một số đại diện: giun đất, vi khuẩn hoại sinh, nấm... (0,5 điểm)

Câu 2:

- Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường (1 điểm)

- Ví dụ : mối quan hệ giữa số lượng chim sâu và sâu trong một quần xã rừng. Vào mùa xuân, hè, khi điều kiện khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt thì sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm, kéo theo đó, số lượng chim sâu cũng từ từ giảm. (1 điểm)

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 5)

A. Phần Trắc nghiệm (10 câu, trả lời đúng mỗi câu được 0,3 điểm)

Câu 1: Sinh vật nào dưới đây có môi trường sống khác với những sinh vật còn lại ?

A. Kanguru

B. Cây cọ

C. Cá hồi

D. Đười ươi

Câu 2: Cây nào dưới đây là cây ưa bóng ?

A. Lá lốt

B. Rau mác

C. Bạch đàn

D. Phi lao

Câu 3: Sinh vật nào dưới đây là sinh vật biến nhiệt ?

A. Châu chấu

B. Cà pháo

C. Nấm hương

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 4: Loài nào dưới đây là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh Hạ ?

A. Hông

B. Tràm

C. Điều

D. Cói

Câu 5: Hiện tượng cây nắp ấm bắt sâu bọ phản ánh mối quan hệ nào ?

A. Hội sinh

B. Cạnh tranh

C. Sinh vật này ăn sinh vật khác

D. Kí sinh

Câu 6: Trong quần thể, nhóm tuổi nào có vai trò chủ yếu là làm tăng trưởng khối lượng của quần thể ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Nhóm tuổi trước sinh sản

C. Nhóm tuổi sinh sản

D. Nhóm tuổi sau sinh sản

Câu 7: Trong quần xã, chỉ số nào thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã ?

A. Độ nhiều

B. Độ đa dạng

C. Độ thường gặp

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8: Đâu là tên gọi của một hệ sinh thái trên cạn ?

A. Hệ sinh thái hoang mạc

B. Hệ sinh thái thảo nguyên

C. Hệ sinh thái savan

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9: Trong một hệ sinh thái, sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ ?

A. Dương xỉ

B. Nấm linh chi

C. Thú mỏ vịt

D. Giun đất

Câu 10: Lưới thức ăn được tạo ra do

A. các chuỗi thức ăn có chung một hoặc nhiều mắt xích.

B. các chuỗi thức ăn cùng được thành lập trong một hệ sinh thái.

C. các chuỗi thức ăn cùng bắt đầu từ một sinh vật sản xuất.

D. các chuỗi thức ăn được sinh ra trong cùng một thời điểm.

B. Phần Tự luận (2 câu – 7 điểm)

Câu 1: Trình bày những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. (6 điểm)

Câu 2: Những cây sống ở vùng khô hạn, ánh sáng mạnh và độ ẩm thấp thường có đặc điểm thích nghi như thế nào ? (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Phần Trắc nghiệm

Đề thi Giữa kì 2 Sinh học lớp 9 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 3)

B. Phần Tự luận

Câu 1: Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật :

- Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. (0,5 điểm)

+ Tỉ lệ giới tính thường đặc trưng cho loài, đa số động vật có tỉ lệ giới tính ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở là 50/50 (1 điểm)

+ Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái. Ngoài ra, tỉ lệ giới tính còn thay đổi theo mùa, đặc biệt là mùa sinh sản (0,5 điểm)

- Thành phần nhóm tuổi: dựa vào độ tuổi, các cá thể trong quần thể được xếp vào ba nhóm chính : nhóm tuổi trước sinh sản với vai trò chủ yếu là làm tăng khối lượng của quần thể ; nhóm tuổi sinh sản quyết định mức sinh sản của quần thể và nhóm tuổi sau sinh sản không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quần thể (1 điểm)

+ Để biểu diễn thành phần nhóm tuổi của quần thể, người ta dùng các biểu đồ tháp tuổi. Tháp tuổi bao gồm những hình thang hoặc hình chữ nhật nhỏ xếp chồng lên nhau. Mỗi hình thang nhỏ thể hiện số lượng cá thể của một nhóm tuổi và hình thang thể hiện nhóm tuổi trước sinh sản sẽ được xếp dưới, liền trên là nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. Có 3 dạng tháp tuổi : dạng phát triển, dạng ổn định và dạng giảm sút (1 điểm)

- Mật độ quần thể: là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. (1 điểm)

+ Mật độ quần thể thường thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và chu kì sống của sinh vật (1 điểm)

Câu 2: Những cây sống ở vùng khô hạn, ánh sáng mạnh và độ ẩm thấp thường có đặc điểm thích nghi sau :

- Lá nhỏ hẹp hoặc biến thành gai; thân và lá phủ lớp cutin dày để hạn chế sự thoát hơi nước và sự đốt nóng của ánh sáng Mặt Trời (0,25 điểm)

- Rễ mọc nông, lan rộng để hút sương đêm hoặc dễ dài, đâm sâu để tăng cường khả năng hút nước (0,25 điểm)

- Thân mọng để tăng khả năng dự trữ nước (0,25 điểm)

- Thân thấp, phân cành mạnh để rút ngắn quãng đường vận chuyển nước từ rễ lên thân, lá đồng thời hạn chế được sự đốt nóng của ánh sáng mặt trời (0,25 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 6)

A. Phần Trắc nghiệm (10 câu, trả lời đúng mỗi câu được 0,3 điểm)

Câu 1: Sinh vật nào dưới đây là sinh vật biến nhiệt ?

A. Tảo lục

B. Măng cụt

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Cá ba sa

Câu 2: Cây nào dưới đây thường sống dưới bóng các cây khác ?

A. Thài lài

B. Ngô

C. Dứa gai

D. Xương rồng

Câu 3: Hiện tượng động vật nguyên sinh sống trong ruột mối phản ánh mối quan hệ

A. sinh vật này ăn sinh vật khác.

B. kí sinh.

C. hội sinh.

D. cộng sinh.

Câu 4: Dựa vào sự thích nghi với điều kiện nhiệt độ khác nhau, em hãy cho biết động vật nào dưới đây không cùng nhóm với những động vật còn lại ?

A. Chuột nhảy

B. Gấu trắng

C. Lạc đà

D. Nhông cát

Câu 5: Đơn vị nào dưới đây không được dùng để tính mật độ quần thể ?

A. Cây/m2

B. Con/m3

C. Con/m

D. Con/m2

Câu 6: Trong các quần thể dưới đây, quần thể nào có số lượng cá thể bé nhất ?

A. Sóc

B. Linh dương

C. Cheo cheo

D. Chuột chù

Câu 7: Sự tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến hệ quả nào sau đây ?

A. Kinh tế chậm phát triển

B. Năng suất lao động tăng

C. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

D. Hạn chế tình trạng chặt phá rừng bừa bãi

Câu 8: Đâu là một trong những dấu hiệu điển hình của quần xã ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Thành phần nhóm tuổi

C. Tỉ lệ giới tính

D. Độ thường gặp

Câu 9: Trong các hệ sinh thái dưới đây, hệ sinh thái nào có lưới thức ăn phức tạp nhất ?

A. Hệ sinh thái đồng rêu hàn đới

B. Hệ sinh thái rừng lá rộng ôn đới

C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

D. Hệ sinh thái savan

Câu 10: Sinh vật nào dưới đây không thể là mắt xích đứng liền sau thỏ trong một chuỗi thức ăn ?

A. Hươu cao cổ

B. Cáo

C. Hổ

D. Tất cả các phương án còn lại

B. Phần Tự luận (2 câu – 7 điểm)

Câu 1: Quần xã sinh vật là gì ? Trình bày những dấu hiệu điển hình của một quần xã (6 điểm)

Câu 2: Quan sát lưới thức ăn sau và cho biết cây cỏ tham gia vào mấy chuỗi thức ăn ? Đó là những chuỗi thức ăn nào ? (1 điểm)

Đề thi Giữa kì 2 Sinh học lớp 9 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 2)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Phần Trắc nghiệm

Đề thi Giữa kì 2 Sinh học lớp 9 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 2)

B. Phần Tự luận

Câu 1:

* Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau (1 điểm)

* Những dấu hiệu điển hình của một quần xã :

- Độ đa dạng: thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã (1 điểm)

- Độ nhiều: thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã (1 điểm)

- Độ thường gặp: cho thấy tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát (1 điểm)

- Loài ưu thế: là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã (1 điểm)

- Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác trong một quần xã (1 điểm)

Câu 2:

Đề thi Giữa kì 2 Sinh học lớp 9 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 2)

* Quan sát lưới thức ăn trong hình, ta nhận thấy cây cỏ tham gia vào 5 chuỗi thức ăn (0,5 điểm)

* Các chuỗi thức ăn này bao gồm :

- Cây cỏ → Sâu ăn lá → Cầy → Đại bàng (0,1 điểm)

- Cây cỏ → Sâu ăn lá → Cầy → Hổ (0,1 điểm)

- Cây cỏ → Sâu ăn lá → Chuột → Rắn (0,1 điểm)

- Cây cỏ → Sâu ăn lá → Bọ ngựa → Rắn (0,1 điểm)

- Cây cỏ → Chuột → Rắn (0,1 điểm)

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 7)

A. Phần Trắc nghiệm (10 câu, trả lời đúng mỗi câu được 0,3 điểm)

Câu 1: Những sinh vật sống trong môi trường sinh vật thường là những sinh vật có lối sống

A. cạnh tranh hoặc kí sinh.

B. cộng sinh hoặc kí sinh.

C. hội sinh hoặc cộng sinh.

D. kí sinh hoặc hội sinh.

Câu 2: Hiện tượng tỉa cành tụ nhiên có liên quan mật thiết với ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào đến đời sống sinh vật ?

A. Con người

B. Độ ẩm

C. Nhiệt độ

D. Ánh sáng

Câu 3: Cây nào dưới đây là cây ưa bóng ?

A. Thanh long

B. Rau mác

C. Lúa nước

D. Vạn niên thanh

Câu 4: Tập tính ngủ đông ở một số loài sinh vật cho thấy ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào đến đời sống của chúng ?

A. Nhiệt độ

B. Ánh sáng

C. Độ ẩm

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5: Động vật nào dưới đây không được xếp vào nhóm động vật ưa ẩm ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Thằn lằn

C. Lạc đà

D. Rắn hoang mạc

Câu 6: Hiện tượng cá ép sống bám trên rùa biển phản ánh mối quan hệ

A. cạnh tranh.

B. kí sinh.

C. hội sinh.

D. cộng sinh.

Câu 7: Tập hợp nào dưới đây không phải là một quần thể sinh vật ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Những con ốc sống dưới đáy bùn của một ao

C. Những cây cỏ mọc ven một bờ hồ

D. Những con tê giác một sừng sống ở hai quốc gia cách xa nhau

Câu 8: Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác chủ yếu là do con người có

A. tay được giải phóng khỏi chức năng di chuyển.

B. lao động và tư duy.

C. tư thế đứng thẳng.

D. bộ não phát triển vượt bậc.

Câu 9: Khi nói về quần xã, điều nào sau đây là sai ?

A. Có cấu trúc tương đối ổn định

B. Bao gồm những cá thể cùng loài

C. Gồm những cá thể cùng sống trong một sinh cảnh

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ … giữa các loài sinh vật trong quần xã.

A. dinh dưỡng

B. sinh sản

C. hỗ trợ

D. đối địch

B. Phần Tự luận (2 câu – 7 điểm)

Câu 1: Dựa vào sự thích nghi với các điều kiện độ ẩm khác nhau, thực vật được phân chia thành mấy nhóm chính ? Hãy cho biết sự khác nhau cơ bản giữa các nhóm này. (6 điểm)

Câu 2: Trình bày những thành phần cơ bản có trong một hệ sinh thái. (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Phần Trắc nghiệm

Đề thi Giữa kì 2 Sinh học lớp 9 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Đề 1)

B. Phần Tự luận

Câu 1:

- Dựa vào sự thích nghi với các điều kiện độ ẩm khác nhau, thực vật được phân chia thành 2 nhóm chính, đó là thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn (1,5 điểm)

- Những điểm khác nhau giữa thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn :

Nội dung so sánh

Thực vật ưa ẩm

Thực vật chịu hạn

Ưa ẩm chịu bóng

Ưa ẩm ưa sáng

Cây mọng nước

Cây lá cứng

Nơi sống

Rừng ẩm, bờ suối, hốc đá, cửa hang…

Ven bờ ruộng, hồ ao

Nơi khô hạn như hoang mạc, sa mạc

Thảo nguyên, hoang mạc, savan…

Đặc điểm hình thái

Phiến lá mỏng, rộng bản và có màu xanh sẫm. Lá có lớp cutin mỏng, lỗ khí ở hai mặt lá và mô giậu kém phát triển

Phiến lá hẹp, màu xanh nhạt, lỗ khí tập trung ở mặt dưới của lá và mô giậu phát triển mạnh

Nhiều cây có phiến lá dày, ngược lại nhiều cây có lá tiêu giảm hoặc biến thành gai. Lá và thân cây có nhiều tế bào có kích thước lớn chứa nước

Phiến lá hẹp, nhiều cây lá có lớp lông cách nhiệt, gân lá phát triển. Lại có nhiều loài cây lá tiêu giảm và biến thành gai

Hoạt động sinh lý

Khả năng điều tiết nước trong cây yếu. Cây không chịu được điều kiện khô hạn của môi trường

Khả năng điều tiết nước trong cây yếu. Cây không chịu được điều kiện khô hạn của môi trường.

Cây chịu được khô hạn nhờ lượng nước dự trữ. Các hoạt động sinh lý diễn ra yếu. Vào ban ngày lỗ khí thường đóng lại để hạn chế sự thoát hơi nước

Khả năng điều tiết nước cao. Khi đủ nước cây sử dụng nước rất hào phóng, cường độ hút và thoát hơi nước mạnh giúp chống nóng cho cây. Khi thiếu nước lỗ khí đóng lại và cây sử dụng nước rất hạn chế

(Có 3 ý so sánh, trả lời đúng mỗi ý được 1,5 điểm)

Câu 2: Hệ sinh thái bao gồm hai thành phần cơ bản là thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh (0,5 điểm)

- Thành phần vô sinh là các yếu tố khí hậu, địa hình, đất đai,... như ánh sáng, độ ẩm, tốc độ gió, độ dốc... (0,25 điểm)

- Thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật) bao gồm 3 nhóm chính: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải (0,25 điểm)

Xem thêm các đề thi Sinh học lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác: