X

Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Chương 1 (có đáp án): Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt trái đất - Chân trời sáng tạo


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Chương 1 (có đáp án): Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt trái đất - Chân trời sáng tạo

Haylamdo biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Chương 1: Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt trái đất có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sách giáo khoa Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Chương 1 (có đáp án): Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt trái đất | Chân trời sáng tạo

Mục lục Câu hỏi trắc nghiệm Chương 1: Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt trái đất có đáp án




Trắc nghiệm Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

Câu 1. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

A. 361.

B. 180.

C. 360.

D. 181.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/114, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường

A. Kinh tuyến.

B. Kinh tuyến gốc.

C. Vĩ tuyến.

D. Vĩ tuyến gốc.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/114, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Trên quả Địa Cầu có mấy điểm cực?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/114, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc là những vĩ tuyến

A. trên.

B. dưới.

C. Bắc.

D. Nam.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/114, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng

A. 600.

B. 00.

C. 300.

D. 900.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/114, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Kinh tuyến Tây là

A. kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.

B. kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.

C. nằm phía dưới xích đạo.

D. nằm phía trên xích đạo.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/114, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt thuộc quốc gia nào sau đây?

A. Đức.

B. Bồ Đào Nha.

C. Anh.

D. Tây Ban Nha.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/114, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ

A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.

B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.

C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.

D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Trả lời:

Đáp án A.

Các hệ thống kinh, vĩ tuyến gồm kinh tuyến đông, kinh tuyến tây và vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam. Nhờ có hệ thống kinh, vĩ tuyến người ta có thể xác định được vị trí của mọi địa điểm trên quả Địa Cầu.

Câu 9. Đường Xích đạo chia quả Địa cầu thành

A. nửa cầu Đông và nửa cầu Tây.

B. nửa cầu Đông và bán cầu Bắc.

C. bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

D. bán cầu Bắc và nửa cầu Tây.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/114, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Kinh độ và vĩ độ của một điểm gọi là số độ chỉ khoảng cách từ

A. hướng Bắc đến Nam.

B. cực Bắc xuống cực Nam.

C. kinh tuyến đến vĩ tuyến.

D. Xích đạo đến hai cực.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/114, lịch sử và địa lí 6.

....................................

....................................

....................................

Trắc nghiệm Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

Câu 1. Kí hiệu bản đồ có mấy loại?

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Cách đọc bản đồ đúng là

A. chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ, các yếu tố cơ bản nhất có trong bản đồ.

B. chú ý các yếu tố phụ của bản đồ như tỉ lệ bản đồ, tên bản đồ và kí hiệu.

C. đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.

D. chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ, bỏ qua các yếu tố trong bản đồ.

Trả lời:

Đáp án C.

Mục đích của việc đọc bản đồ là tìm ra đặc điểm của các đối tượng và mối quan hệ của chúng trên bản đồ. Đọc hiểu các đối tượng từ đó chỉ ra được mối liên hệ về giữa chúng. Ví dụ: Đọc một con sông ở bản đồ địa hình, ta phải thấy được mối quan hệ giữa hướng chảy, độ dốc lòng sông với địa hình ở khu vực đó,…

Câu 3. Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?

A. Điểm.

B. Đường.

C. Diện tích.

D. Hình học.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

A. Hình học.

B. Đường.

C. Điểm.

D. Diện tích.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Điểm đầu tiên cần làm khi đọc hiểu nội dung của một bản đồ bất kì là

A. đọc bản chú giải.

B. tìm phương hướng.

C. xem tỉ lệ bản đồ.

D. đọc đường đồng mức.

Trả lời:

Đáp án A.

Muốn đọc và sử dụng bản đồ, chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu đó.

Câu 6. Dạng kí hiệu nào sau đây không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?

A. Tượng hình.

B. Tượng thanh.

C. Hình học.

D. Chữ.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần

A. kí hiệu bản đồ.

B. tỉ lệ bản đồ.

C. bảng chú giải và kí hiệu.

D. bảng chú giải.

Trả lời:

Đáp án C.

Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần bảng chú giải và kí hiệu để hiểu rõ nội dung các kí hiệu thể hiện trên bản đồ có liên quan đến nội dung cần thể hiện.

Câu 8. Kí hiệu đường thể hiện

A. cảng biển.

B. ngọn núi.

C. ranh giới.

D. sân bay.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Kí hiệu bản đồ có mấy dạng kí hiệu?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây?

A. Hình học.

B. Tượng hình.

C. Điểm.

D. Diện tích.

Trả lời:

Đáp án D.

Đối tượng thể hiện kí hiệu diện tích như: các khu vực trồng lúa, khu vực trồng cây lâu năm, khu vực dân cư, thành thị,...

....................................

....................................

....................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án sách Chân trời sáng tạo hay khác: