X

Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức

Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6 Chương 3 (có đáp án): Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất - Kết nối tri thức


Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6 Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất - Kết nối tri thức

Haylamdo biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sách giáo khoa Địa Lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6 Chương 3 (có đáp án): Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất | Kết nối tri thức




Trắc nghiệm Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo

Câu 1. Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/129, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá

A. cẩm thạch.

B. ba dan.

C. mác-ma.

D. trầm tích.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/130, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Lõi (nhân) Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là

A. 10000C.

B. 50000C.

C. 70000C.

D. 30000C.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/129, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?

A. 70 - 80km.

B. Dưới 70km.

C. 80 - 90km.

D. Trên 90km.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/129, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.

B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.

C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.

D. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/130, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Quánh dẻo.

D. Khí.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/129, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình di chuyển các mảng kiến tạo?

A. Tách rời nhau.

B. Xô vào nhau.

C. Hút chờm lên nhau.

D. Gắn kết với nhau.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/130, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu mảng kiến tạo lớn?

A. 9.

B. 6.

C. 8.

D. 7.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/130, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Lục địa nào sau đây trên Trái Đất có diện tích lớn nhất?

A. Lục địa Nam Mĩ.

B. Lục địa Phi.

C. Lục địa Bắc Mĩ.

D. Lục địa Á - Âu.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/130, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?

A. Bão, dông lốc.

B. Lũ lụt, hạn hán.

C. Núi lửa, động đất.

D. Lũ quét, sạt lở đất.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/130, lịch sử và địa lí 6.

....................................

....................................

....................................

Trắc nghiệm Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Câu 1. Nội lực có xu hướng nào sau đây?

A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.

B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.

C. Tạo ra các dạng địa hình mới. 

D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/131 địa lí 6.

Câu 2. Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra nội lực không phải là

A. sự phân hủy của các chất phóng xạ.

B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. năng lượng các phản ứng hóa học.

D. sự chuyển dịch của các dòng vật.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/131 địa lí 6.

Câu 3. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A. năng lượng trong lòng Trái Đất.

B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. năng lượng của bức xạ mặt trời.

D. năng lượng từ biển và đại dương.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/131 địa lí 6.

Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

A. động đất, núi lửa, sóng thần.

B. hoạt động vận động kiến tạo.

C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.

D. sự di chuyển vật chất ở manti.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/131 địa lí 6.

Câu 5. Dạng địa hình nào sau đây được hình thành do quá trình ngoại lực?

A. Hang động caxtơ.

B. Các đỉnh núi cao.

C. Núi lửa, động đất.

D. Vực thẳm, hẻm vực.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/131 địa lí 6.

Câu 6. Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Động đất, núi lửa.

B. Sóng thần, xoáy nước.

C. Lũ lụt, sạt lở đất.

D. Phong hóa, xâm thực.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/131 địa lí 6.

Câu 7. Vận động tạo núi là vận động

A. nâng lên - hạ xuống.

B. phong hóa - sinh học.

C. uốn nếp - đứt gãy.

D. bóc mòn - vận chuyển.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/131 địa lí 6.

Câu 8. Hiện tượng nào sau đây là do tác động của nội lực?

A. Xâm thực.

B. Bồi tụ.

C. Đứt gãy. 

D. Nấm đá.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/131 địa lí 6.

Câu 9. Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?

A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.

B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau. 

C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.

D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/131 địa lí 6.

Câu 10. Vận động kiến tạo không có biểu hiện nào sau đây?

A. Nâng lên, hạ xuống.

B. Uốn nét, đứt gãy.

C. Động đất, núi lửa.

D. Mài mòn, bồi tụ.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/131 địa lí 6.

....................................

....................................

....................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án sách Kết nối tri thức hay khác: