Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6 Chương 4 (có đáp án): Khí hậu và biến đổi khí hậu - Kết nối tri thức
Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6 Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sách giáo khoa Địa Lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.
Trắc nghiệm Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió
Câu 1. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?
A. Nằm phía trên tầng đối lưu.
B. Các tầng không khí cực loãng.
C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.
D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/142, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2. Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng
A. 18km.
B. 14km.
C. 16km.
D. 20km.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/142, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3. Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là
A. Khí nitơ.
B. Khí cacbonic.
C. Oxi.
D. Hơi nước.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/142, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4. Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?
A. Vùng vĩ độ thấp.
B. Vùng vĩ độ cao.
C. Biển và đại dương.
D. Đất liền và núi.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/143, lịch sử và địa lí 6.
Câu 5. Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?
A. 3 tầng.
B. 4 tầng.
C. 2 tầng.
D. 5 tầng.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/142, lịch sử và địa lí 6.
Câu 6. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/144, lịch sử và địa lí 6.
Câu 7. Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm đi
A. 0,40C.
B. 0,80C.
C. 1,00C.
D. 0,60C.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/142, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8. Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?
A. Khối khí lục địa.
B. Khối khí đại dương.
C. Khối khí nguội.
D. Khối khí nóng.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/143, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9. Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?
A. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
B. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
C. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
D. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/142, lịch sử và địa lí 6.
Câu 10. Tầng nào sau đây của khí quyển nằm sát mặt đất?
A. Tầng bình lưu.
B. Trên tầng bình lưu.
C. Tầng đối lưu.
D. Tầng ion nhiệt.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/142, lịch sử và địa lí 6.
....................................
....................................
....................................
Trắc nghiệm Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa
Câu 1. Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào
A. 11 giờ trưa.
B. 14 giờ trưa.
C. 12 giờ trưa.
D. 13 giờ trưa.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/146, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2. Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?
A. Ẩm kế.
B. Áp kế.
C. Nhiệt kế.
D. Vũ kế.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/147, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3. Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?
A. Áp kế.
B. Nhiệt kế.
C. Vũ kế.
D. Ẩm kế.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/146, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4. Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 4 lần trong ngày vào các thời điểm
A. 2 giờ, 8 giờ, 15 giờ, 21 giờ.
B. 3 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 19 giờ.
C. 1 giờ, 6 giờ, 14 giờ, 20 giờ.
D. 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/146, lịch sử và địa lí 6.
Câu 5. Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là
A. sinh vật.
B. biển và đại dương.
C. sông ngòi.
D. ao, hồ.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/147, lịch sử và địa lí 6.
Câu 6. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng
A. chí tuyến.
B. ôn đới.
C. Xích đạo.
D. cận cực.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/147, lịch sử và địa lí 6.
Câu 7. Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng
A. tăng.
B. không đổi.
C. giảm.
D. biến động.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/147, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8. Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì
A. hình thành độ ẩm tuyệt đối.
B. tạo thành các đám mây.
C. sẽ diễn ra hiện tượng mưa.
D. diễn ra sự ngưng tụ.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/147, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là
A. con người đốt nóng.
B. ánh sáng từ Mặt Trời.
C. các hoạt động công nghiệp.
D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/146, lịch sử và địa lí 6.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu vùng Xích đạo có mưa nhiều nhất trên thế giới là do
A. dòng biển nóng, áp cao chí tuyến.
B. nhiệt độ thấp, độ ẩm và đại dương.
C. nhiệt độ cao, áp thấp xích đạo.
D. áp thấp ôn đới, độ ẩm và dòng biển.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/149, lịch sử và địa lí 6.
....................................
....................................
....................................