Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 9.

Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ 3 sau quốc gia nào dưới đây?

A. Thái Lan và In-đô-nê-xi-a.

B. Mi-an-ma và Lào.

C. Phi-lip-pin và In-đô-nê-xi-a.

D. Mi-an-ma và Phi-lip-pin.

Câu 2. Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách nào dưới đây?

A. Văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm trong tương lai.

B. Giải quyết việc làm, vấn đề xã hội, an ninh và môi trường.

C. Xây dựng các nhà dưỡng lão, các khu dân trí và tài nguyên.

D. Các vấn đề trật tự an ninh và các vấn đề văn hóa, giáo dục.

Câu 3. Hiện nay, các dân tộc nước ta

A. có sự chênh lệch về trình độ kinh tế.

B. chỉ phân bố ở đồng bằng ven biển.

C. không có tinh thần đoàn kết nội bộ.

D. thu nhập bình quân đầu người cao.

Câu 4. Thu nhập của người dân Việt Nam

A. cải thiện theo thời gian, phân hóa giữa các vùng.

B. không có thay đổi theo thời gian và không gian.

C. ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị.

D. ở mức cao so với thế giới và có xu hướng giảm.

Câu 5. Hiện nay, vùng nào sau đây có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao nhất cả nước?

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 6. Cơ cấu dân số theo giới tính ở nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây?

A. Tỉ lệ nữ cao hơn nam và có xu hướng giảm.

B. Tỉ lệ nữ cao hơn nam và có hu hướng tăng.

C. Tỉ lệ nữ thấp hơn nam và có xu hướng giảm.

D. Tỉ lệ nữ thấp hơn nam và có xu hướng tăng.

Câu 7. Xu hướng già hóa dân số nước ta không có biểu hiện nào sau đây?

A. Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học giảm.

B. Tỉ lệ nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng.

C. Tỉ lệ nhóm từ 0 đến 14 tuổi giảm.

D. Tuổi thọ trung bình dần tăng lên.

Câu 8. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc nên có

A. nền văn hóa đa dạng.

B. nền văn minh lúa nước.

C. nhiều người xuất cư.

D. tỉ lệ dân thành thị cao.

Câu 9. Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc nào dưới đây?

A. Tày, Mường, Gia-rai, Mơ nông.

B. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.

C. Tây, Nùng, Ê –Đê, Ba –Na.

D. Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông.

Câu 10. Tính đến năm 2021, quy mô dân số nước ta đứng thứ mấy trong Đông Nam Á?

A. 3.

B. 15.

C. 5.

D. 13.

Câu 11. Thu nhập bình quân theo đầu người cao ở khu vực

A. thành thị.

B. nông thôn.

C. miền núi.

D. trung du.

Câu 12. Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là

A. trình độ chuyên môn còn hạn chế.

B. tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn.

C. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao.

D. số lượng quá đông và tăng nhanh.

Câu 13. Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có bao nhiêu dân tộc sinh sống?

A. Dưới 10 dân tộc.

B. Từ 10 – 15 dân tộc.

C. Từ 15 – 20 dân tộc.

D. Trên 20 dân tộc.

Câu 14. Dân tộc nào dưới đây không cư trú ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc?

A. Tày.

B. Nùng.

C. Mnông.

D. Dao.

Câu 15. Dân số Việt Nam có đặc điểm nào sau đây?

A. Đông dân, tăng nhanh.

B. Ít thành phần dân tộc.

C. Cơ cấu dân số già.

D. Chủ yếu dân thành thị.

Câu 16. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta có xu hướng

A. giảm nhóm từ 0 - 14 tuổi, tăng nhóm từ 15 - 64 tuổi và nhóm từ 65 tuổi trở lên.

B. giảm nhóm từ 0 - 14 tuổi và nhóm từ 65 tuổi trở lên, tăng nhóm từ 15 - 64 tuổi.

C. tăng nhóm từ 0 - 14 tuổi, giảm nhóm từ 15 - 64 tuổi và nhóm từ 65 tuổi trở lên.

D. tăng nhóm từ 0 - 14 tuổi và nhóm từ 15 - 64 tuổi, giảm nhóm từ 65 tuổi trở lên.

Câu 17. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam không có

A. Dân tộc Kinh.

B. Việt Kiều.

C. Người Anh-điêng.

D. Dân tộc ít người.

Câu 18. Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm có những dân tộc nào dưới đây?

A. Chăm, Hoa, Nùng, Mông.

B. Ê-đê, Ba -na, Gia- rai, Hrê.

C. Tày, Thái, Mường, Khơ-me.

D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê.

Câu 19. Ở các sườn núi 700 đến 1000m là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc nào?

A. Mường.

B. Dao.

C. Thái.

D. Hoa.

Câu 20. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

A. Trung du, đồng bằng.

B. Trung du, miền núi.

C. Gần cửa sông.

D. Duyên hải, đồng bằng.

Câu 21. Trên các vùng núi cao ở Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc nào dưới đây?

A. Mông.

B. Thái.

C. Mường.

D. Dao.

Câu 22. Các cao nguyên Nam Trung Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc nào dưới đây?

A. Chăm, Mông, Hoa.

B. Tày, Thái, Nùng.

C. Mường, Dao, Khơme

D. Ê đê, Giarai, Bana.

Câu 23. Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc nào dưới đây?

A. Chăm, Khơ-me.

B. Ba-na, Cơ-ho.

C. Vân Kiều, Thái.

D. Ê-đê, mường.

Câu 24. Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do

A. Nguồn gốc phát sinh.

B. Chính sách của nhà nước.

C. Điều kiện tự nhiên.

D. Tập quán sinh hoạt và sản xuất.

Câu 25. Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả nào dưới đây?

A. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường.

B. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng.

C. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn.

D. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: