Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 30 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 9.

Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc do

A. nằm gần biển, địa hình.

B. hoạt động của gió mùa.

C. dòng biển, hướng núi.

D. địa hình núi và khí áp.

Câu 2. Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. cao su.

B. điều.

C. cà phê.

D. chè.

Câu 3. Loài gia súc nào của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất so với cả nước?

A. Trâu.

B. Bò. 

C. Dê.

D. Ngựa.

Câu 4. Các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn đang hoạt động ở Trung du và miền núi phía Bắc là

A. Hoà Bình, Thác Bà, Sơn La, Tuyên Quang.

B. Hoà Bình, Thác Bà, Trị An, Sơn La.

C. Đa Nhim, Thác Bà, Sơn La, Tuyên Quang.

D. Hoà Bình, Trị An, Sơn La, Yaly.

Câu 5. Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên dòng sông nào dưới đây?

A. Sông Đà.

B. Sông Gâm.

C. Sông Chảy.

D. Sông Lô.

Câu 6. Loại nhiên liệu nào dưới đây được sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Than đá.

B. Than gỗ.

C. Dầu lửa.

D. Khí đốt.

Câu 7. Các nhà máy điện nào sau đây nằm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Uông Bí, Cà Mau, Ninh Bình.

B. Cẩm Phả, Cao Ngạn, Na Dương.

C. Uông Bí, Cao Ngạn, Thủ Đức.

D. Cao Ngạn, Na Dương, Sơn Động.

Câu 8. Vùng nào dưới đây ở nước ta có trữ lượng thủy điện lớn nhất cả nước?

A. Tây Nguyên.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Trung du và Miền Núi Bắc Bộ.

Câu 9. Người dân tộc thiểu số có ít kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất nào dưới đây?

A. Sản xuất nông - lâm.

B. Chăn nuôi gia súc.

C. Canh tác trên đất dốc.

D. Hoạt động dịch vụ.

Câu 10. Khoáng sản phi kim loại có trữ lượng tương đối lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. a-pa-tit.

B. đất hiếm.

C. bô-xit.

D. thiếc.

Câu 11. Đông Bắc là nơi cư trú phổ biến dân tộc nào dưới đây?

A. Mông.

B. Tày.

C. Thái.

D. Kinh.

Câu 12. Khí hậu Tây Bắc có đặc điểm nào sau đây?

A. Hội tụ đầy đủ 3 đai cao.

B. Đầu mùa hạ nóng ẩm.

C. Nhiệt độ cao quanh năm.

D. Phân hóa đông - tây rõ rệt.

Câu 13. Đầu mùa hạ, tiểu vùng Tây Bắc khô nóng do

A. ảnh hưởng mạnh của gió Tây.

B. tác động của gió mùa Đông Bắc.

C. hoạt động gió Đông cực qua biển.

D. ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Số dân đông nhất so với các vùng khác.

B. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng.

C. Diện tích lớn nhất so với các vùng khác.

D. Tiếp giáp hai nước Trung Quốc và Lào.

Câu 15. Tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ thể hiện ở chỗ có cả

A. cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu.

B. cây lương thực, cây ăn quả, và cây thực phẩm.

C. cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và cả cây ôn đới.

D. cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp.

Câu 16. Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Lương thực, khai khoáng.

B. Thực phẩm, hóa chất.

C. Vật liệu xây dựng, tin học.

D. Khai khoáng, thuỷ điện.

Câu 17. Ngành công nghiệp nào dưới đây phát triển mạnh sau khai khoáng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Nhiệt điện.

B. Hàng tiêu dùng.

C. Thuỷ điện.

D. Chế biến gỗ.

Câu 18. Thế mạnh về phát triển nông nghiệp của Trung du và miền núi nước ta là

A. cây hàng năm, chăn nuôi gia cầm.

B. cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.

C. cây hàng năm, chăn nuôi gia súc.

D. cây lâu năm, chăn nuôi gia súc nhỏ.

Câu 19. Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là do vùng có

A. số dân đông và lao động dồi dào.

B. tài nguyên khoáng sản đa dạng.

C. trình độ khoa học công nghệ cao.

D. thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.

Câu 20. Đàn lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu dựa vào

A. sản phẩm phụ của chế biến thuỷ sản.

B. sự phong phú của thức ăn trong rừng.

C. nguồn lúa gạo và phụ phẩm của nó.

D. sự phong phú từ hoa màu lương thực.

Câu 21. Vùng Trung du và miền núi bao gồm hai tiểu vùng

A. Đông Bắc và Tây Bắc.

B. Đông Nam và Tây Nam.

C. Tây Bắc và Tây Nam.

D. Đông Bắc và Đông Nam.

Câu 22. Khu vực Đông Bắc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không bao gồm tỉnh nào sau đây?

A. Điện Biên.

B. Hà Giang.

C. Cao Bằng.

D. Lạng Sơn.

Câu 23. Các mỏ khoáng sản nào sau đây thuộc Tây Bắc?

A. Đồng, ni-ken, kẽm - chì.

B. Đồng, ni-ken, đất hiếm.

C. Đất hiếm, a-pa-tit, vàng.

D. Đồng, vàng, đất hiếm.

Câu 24. Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu nào dưới đây?

A. Ôn đới gió mùa trên núi.

B. Cận nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Nhiệt đới cận xích đạo.

Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Tiếp giáp với cả Trung Quốc và Lào.

B. Có diện tích tự nhiên lớn nhất nước ta.

C. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng.

D. Tập trung đông dân cư nhất nước ta.

Câu 26. Tỉnh nào sau đây thuộc khu vực Tây Bắc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Hòa Bình.

B. Bắc Kạn.

C. Lào Cai.

D. Yên Bái.

Câu 27. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là

A. đồi núi.

B. đồng bằng.

C. cao nguyên.

D. thung lũng.

Câu 28. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

A. có đường biên giới chung với Lào.

B. phía bắc giáp Đồng bằng sông Hồng.

C. giáp vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

D. phía tây giáp biển Đông rộng lớn.

Câu 29. Địa hình tiểu vùng Đông Bắc có đặc điểm nào sau đây?

A. Hướng cánh cung là chủ yếu.

B. Địa hình cao nhất cả nước.

C. Địa hình chia cắt, hiểm trở.

D. Nhiều cao nguyên xếp tầng.

Câu 30. Địa hình tiểu vùng Đông Bắc không có đặc điểm nào sau đây?

A. Hướng địa hình chủ yếu là cánh cung.

B. Dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta.

C. Núi trung bình và núi thấp diện tích lớn.

D. Dạng địa hình phổ biến là địa hình các-xtơ.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: