Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 27. Mối ghép động hay, ngắn gọn
Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 27. Mối ghép động hay, ngắn gọn
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 27. Mối ghép động hay, ngắn gọn nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh học tốt môn Công nghệ 8.
I. Thế nào là mối ghép động
Mối ghép động là mối ghép trong đó các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau.
Mối ghép động trong máy giúp máy hoạt động theo chức năng nhất định của từng máy.
Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu.
Một nhóm nhiều vật nối với nhau bằng những khớp động, trong đó có một vật được coi là giá đứng yên, còn các vật khác chuyển động với qui luật hoàn toàn xác định đối với giá được gọi là một cơ cấu.
Ví dụ: khớp tịnh tiến; khớp quay; khớp cầu; khớp vít; khớp cácđăng ...
Khi mở ghế ra và gập ghế lại, tại mối ghép A, B, C, D các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau.
II. Các loại khớp động
1. Khớp tịnh tiến
a) Cấu tạo
Mối ghép pít - tông có mặt tiếp xúc là mặt trụ nhẵn bóng.
Mối ghép sống trượt có mặt tiếp xúc là sống trượt - rãnh trượt nhẵn.
b) Đặc điểm
Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau về quỹ đạo, vận tốc...
Khi làm việc các chi tiết trượt trên nhau sinh ma sát lớn, làm mòn chi tiết → Cần làm giảm bằng cách dùng vật liệu chống mài mòn và bề mặt đươc làm nhẵn bóng và bôi trơn dầu mỡ.
c) Ứng dụng
Dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay và ngược lại (như mối ghép pittông - xilanh trong động cơ).
2. Khớp quay
a) Cấu tạo
Trong khớp quay mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn.
Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục, chi tiết có mặt trụ ngoài là trục.
b) Ứng dụng
Được dùng nhiều trong thiết bị, máy móc như bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện, ...