Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 26. Mối ghép tháo được hay, ngắn gọn
Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 26. Mối ghép tháo được hay, ngắn gọn
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 26. Mối ghép tháo được hay, ngắn gọn nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh học tốt môn Công nghệ 8.
1. Mối ghép bằng ren
a) Cấu tạo mối ghép
Mối ghép bằng ren có ba loại chính: bu lông, vít cấy, đinh vít.
Mối ghép bulông: gồm đai ốc(1), vòng đệm (2), chi tiết ghép (3, 4), bu lông (5).
Mối ghép vít cấy: gồm đai ốc (1), vòng đệm (2), chi tiết ghép (3, 4), vít cấy (6).
Mối ghép đinh vít: gồm chi tiết ghép (3, 4), đinh vít (7).
Giống nhau: đều ghép nối các chi tiết bằng ren, liên kết nhờ ma sát ren ăn khớp.
Khác nhau:
- Mối ghép bulông: các chi tiết 3,4 có sẵn lỗ trơn, khi ghép bulông luồn qua lỗ của các chi tiết rồi nhờ ma sát ren đai ốc xiết chặt mối ghép. Vòng điệm giữ vai trò hãm đai ốc.
- Mối ghép vít cấy: 1 đầu của vít có ren đc cấy vào lỗ ren của chi tiết 4, chi tiết 3 có lỗ trơn lồng qua đầu kia của vít, sau đó là vòng đệm, xiết chặt nhờ đai ốc 1.
- Mối ghép đinh vít: phần ren của đinh vít lắp vào chi tiết 4, đầu kia đinh vít là mũ có rãnh, ko cần có đai ốc.
b) Đặc điểm và ứng dụng
2. Mối ghép bằng then và chốt
a) Cấu tạo mối ghép
Mối ghép bằng then: then hình trụ hoặc hộp chữ nhật được đặt trong rãnh của bánh đai và trục quay làm cho bánh đai không có chuyển động trượt khi quay.
Mối ghép bằng chốt hình trụ đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép để truyền lực và cũng trách chuyển động tương đối giữa chúng.
Mối ghép bằng then chốt gồm: 1. Trục; 2. Bánh đai; 3. Then.
Mối ghép bằng chốt gồm: 1. Đùi xe; 2. Trục giữa; 3. Chốt trụ.
b) Đặc điểm và ứng dụng
Mối ghép bằng then và chốt có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng chịu lực kém.
Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa 2 chi tiết được ghép.
Mối ghép bằng then dùng để truyền chuyển động quay.