Lý thuyết GDCD 8 Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân hay, ngắn gọn
Lý thuyết GDCD 8 Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân hay, ngắn gọn
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết GDCD 8 Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân hay, ngắn gọn nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh học tốt môn Giáo dục công dân 8.
I.Khái quát nội dung câu chuyện
- Báo với công an:
+ Nghi ngờ địa điểm là nơi buôn bán, tiêm chích ma túy.
+ Biết người lấy cắp xe đạp bạn An.
=> Các hành động này cần tố cáo
- Khiếu nại: Bị Giám đốc cho thôi việc không rõ lí do.
=> Ý nghĩa: Khiếu nại và tố cáo là những quyền cơ bản của mỗi công dân. Khi biết công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật, làm thiệt hại đến lợi ích của mình và nhà nước thì chúng ta phải tố cáo, khiếu nại để bảo vệ lợi ích cho mình và tránh thiệt hại cho xã hội.
II. Nội dung bài học
2.1 Khái niệm
- Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ.
Nộp đơn khiếu nại nhằm khôi phục lại lợi ích của người bị hại.
- Quyền tố cáo là quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật.
- Hình thức: Trực tiếp, đơn, thư, báo đài.
2.2. So sánh khiếu nại và tố cáo
*Giống nhau:
- Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp
- Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
* Khác nhau:
- Khiếu nại là người trực tiếp bị hại
- Tố cáo là mọi công dân có quyền để ngăn chặn hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân.
2.3. Trách nhiệm công dân:
Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại quyền tố cáo cần trung thực và khách quan, thận trọng.2.4 Trách nhiệm nhà nước:
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại cho người khác.