Lý thuyết GDCD 8 Bài 4: Giữ chữ tín hay, ngắn gọn
Lý thuyết GDCD 8 Bài 4: Giữ chữ tín hay, ngắn gọn
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết GDCD 8 Bài 4: Giữ chữ tín hay, ngắn gọn nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh học tốt môn Giáo dục công dân 8.
I.Khái quát nội dung câu chuyện
- Nước Lỗ làm đỉnh giả để cống nước tề. Nhạc Chính Tử được cử đi nhưng ông không chịu đưa đỉnh giả đó đi vì như vậy sẽ làm mất lòng tin của vua Tề với ông.
- Em bé đòi Bác mua cho một chiếc vòng bạc. Bác đã hứa và giữ lời hứa. Bác làm như vậy vì Bác là người trọng chữ tín.
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa, giá thành, mẫu mã, thời gian, thái độ vì nếu không làm như vậy sẽ mất lòng tin với khách hàng và hàng hóa sẽ không tiêu thụ được.
- Nếu làm việc gì cũng đại khái, qua loa thì người đó không nhận được sự tin cậy của người khác.
=> Ý nghĩa: Trong cuộc sống, giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng của giữ chữ tín, song giữ chữ tín không phải chỉ là giữ lời hứa mà còn thể hiện ở ý thức trách nhiệm và quyết tâm khi thực hiện lời hứa. Muốn giữ được lòng tin của mọi người thì cần làm tốt chức trách, nhịm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ với mọi người.
II. Nội dung bài học
2. 1 Khái niệm:
- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.
- Ví dụ: Giữ lời hứa, làm việc đúng giờ, không làm ăn thất đức…
Bán thịt lợn sạch, không bán thịt lợn bị bệnh là biểu hiện giữ chữ tín.
2.2 Ý nghĩa:
Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình.
Chữ tín có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của con người, và đặc biệt nhất là trong quan hệ giao tiếp. Giữ chữ tín tức là giữ thể diện cho bản thân uy tín, và giữ cho nhân cách đạo đức của chính mình. Ngoài ra chữ tín cũng giúp chúng ta cân bằng và bảo đảm hài hòa giữa các nhu cầu cá nhân trong xã hội.
2.3. Cách rèn luyện
Làm tốt nghĩa vụ của mình, hoàn thành nhiệm vụ, giữ lời hứa, đúng hẹn.