Lý thuyết GDCD 8 Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội hay, ngắn gọn
Lý thuyết GDCD 8 Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội hay, ngắn gọn
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết GDCD 8 Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội hay, ngắn gọn nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh học tốt môn Giáo dục công dân 8.
I.Khái quát nội dung câu chuyện
- Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa học – kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động chính trị - xã hội. Bởi vì, nếu chỉ lo học tập văn hóa, tiếp thu khoa học – kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động thì sẽ không phát triển toàn diện, học chưa đi đôi với hành, quan niệm như vậy là mình chỉ mới biết chăm lo đến lợi ích cá nhân, không biết quan tâm đến lợi ích tập thể, không có trách nhiệm với cộng đồng.
- Các tổ chức chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- Các hoạt động chính trị - xã hội: Học tập văn hóa; tham gia sản xuất của cải vật chất; tham gia xây dựng các công trình, nhà máy; tham gia hoạt động Đoàn, Đội, Hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; hoạt động đền ơn đáp nghĩa; hoạt động nhân đạo.
=> Ý nghĩa: Cùng với việc chăm ngoan học giỏi, chúng ta cần chung tay góp sức tham gia các hoạt động chính trị - xã hội xây dựng đất nước giàu mạnh.
II. Nội dung bài học
2. 1 Khái niệm:
- Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người.
- Ví dụ: Tham gia hoạt động Đoàn, Đội tại nhà trường; thăm hỏi gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh nhân ngày 27/7; ủng hộ bà con vùng lũ lụt…
Tham gia các hoạt động tình nguyện do tổ chức Đoàn phát động là tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
2.2 Ý nghĩa:
Hoạt động chính trị - xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội.
2.3. Cách rèn luyện
Học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác ...