X

Lý thuyết GDCD 8

Lý thuyết GDCD 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay, ngắn gọn


Lý thuyết GDCD 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay, ngắn gọn

Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết GDCD 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay, ngắn gọn nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh học tốt môn Giáo dục công dân 8.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay, ngắn gọn

I.Khái quát nội dung câu chuyện

   - Điều 30 Hiến Pháp và Điều 132 Bộ Luật hình sự: Quyền và nghĩa vụ của công dân.

   - Khoản 2, Điều 132: Pháp luật quy định các mức vi phạm phải gánh chịu khi gây ra hậu quả.

   - Hành vi đốt rừng, phá rừng trái phép là vi phạm pháp luật.

=> Ý nghĩa: Nhà nước ta ban hành pháp luật để răn đe, trừng phạt các hành vi vi phạm xã hội, giữ ổn định cho đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho công dân.

II. Nội dung bài học

2.1 Khái niệm: Pháp luật là những quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay, ngắn gọn

Luật trẻ em ban hành nhằm bảo vệ quyền và nêu rõ nghĩa vụ của trẻ em.

2.2 Đặc điểm:

   - Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn.

   - Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.

   - Tính bắt buộc: Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người phải tuân theo, không phụ thuộc vào sở thích của bất cứ ai.

2.3 Bản chất

   - Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam.

   - Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

2.4 Vai trò của pháp luật:

   - Công cụ quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội.

   - Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

   - Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

   - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án, hay khác