X

Giải bài tập Sinh học 10 nâng cao

Sinh học 10 nâng cao Bài 36: Thực hành : Lên men êtilic


Sinh học 10 nâng cao Bài 36: Thực hành : Lên men êtilic

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Sinh học 10 nâng cao Bài 36: Thực hành : Lên men êtilic hay, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Sinh học lớp 10 nâng cao giúp bạn dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Sinh học 10.

Sinh học 10 nâng cao Bài 36: Thực hành : Lên men êtilic

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 36 trang 124 : Từ các hiện tượng kể trên hãy rút ra kết luận và viết phương trình phản ứng .

Lời giải:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 36 trang 124 : Học sinh hoàn thành bảng và trả lời các câu hỏi sau:

Bảng 36. Thí nghiệm lên men êtilic.

Tên các bước Nội dung các bước
Cách tiến hành
Quan sát hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Kết luận

Lời giải:

Bảng 36. Thí nghiệm lên men êtilic.

Tên các bước Nội dung các bước
Cách tiến hành

- Dùng 3 bình thủy tinh hình trụ 2000ml:

+ Bình 1: 1500ml dung dịch nước đường 10%.

+ Bình 2: 1500ml dung dịch nước đường 10% và 20 ml dung dụch bột bánh men có thêm nước cam.

+ Bình 3: 1500ml dung dịch nước đường 10% và 20 ml dung dụch bột bánh men từ bình tam giác (đã chuẩn bị trước 48 h).

Quan sát hiện tượng

- Dung dịch trong bình bị xáo trộn như bị khuấy liên tục.

- Bọt khí sủi lên liên tục.

- Dung dịch đục nhất ở bình 3 rồi đến bình 1.

- Trên mặt dung dịch có một lớp váng dày.

- Đáy có một lớp cặn mỏng.

- Mở hé bình thấy có mùi rượu.

- Vị ngọt của dịch lên men giảm dần, có vị rượu và chua của giấm tăng lên.

- Ỏ bình 2 lít sờ tay vào thành bình thấy ấm lên so với môi trường (rõ nhất ở bình 3).

Giải thích hiện tượng

- Sự chuyển động của dịch lên men là do nấm men phân giải đường thành rượu, giải phóng ra CO2, CO2 thoát ra làm xáo trộn dung dịch trong bình.

- Chứng tỏ phản ứng lên men rượu đã xãy ra, rượu và CO2 đã được hình thành trong quá trình lên men êtilic làm giảm hàm lượng đường, tăng hàm lượng rượu.

- Lớp váng trên mặt dung dịch là xác nấm men và các chất xơ trong quả.

- Lớp cặn đáy bình là xác nấm men. Đây là phản ứng sinh nhiệt nên làm ấm bình.

Kết luận

- Biến đường saccarôzơ thành rượu êtilic và CO2:

(C6H10O5)n → C6H12O6

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 + Q

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 36 trang 124 : Vang là một đồ uống quý và bổ dưỡng có đúng không? Vì sao?

Lời giải:

Vang là đồ uống quý vì nó là rượu nhẹ có tác dụng kích thích tiêu hoá (nếu không uống nhiều quá) đồng thời cung cấp nhiều loại vitamin có sẵn trong dịch quả và được nấm men hình thành trong quá trình lên men.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 36 trang 124 : Tại sao người ta nói vang hoặc rượu sâmpanh đã mở phải uống hết?

Lời giải:

Vang hoặc sâm-panh đã mở thì phải uống hết để hôm sau dễ bị chua, rượu nhạt đi do bị lên men axêtic.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 36 trang 124 : Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối ủng. Hãy giải thích hiện tượng trên.

Lời giải:

Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu bị lên men axêtic tạo thành dấm nên có vị chua để lâu nữa axit axêtic bị ôxi hoá tạo thành CO2 và nước làm cho dấm bị nhạt đi.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 36 trang 124 : Nếu sirô quả (nước quả đậm đặc đường) trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phồng. Vì sao?

Lời giải:

Bình nhựa đựng sirô quả sau một thời gian bình có thể phồng lên vì vi sinh vật có trên bề mặt vỏ quả đã tiến hành lên men giải phóng một lượng khí (CO2) làm căng phồng bình dù hàm lượng đường rất cao.

Xem thêm các bài giải bài tập sgk Sinh học 10 nâng cao hay khác: