X

Giải bài tập Sinh học 10 nâng cao

Giải Sinh học 10 nâng cao Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm


Giải Sinh học 10 nâng cao Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Sinh học 10 nâng cao Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm hay, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Sinh học lớp 10 nâng cao giúp bạn dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Sinh học 10.

Giải Sinh học 10 nâng cao Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm




Sinh học 10 nâng cao Bài 43: Cấu trúc các loại virut

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 43 trang 143 : Từ cách phát hiện ra virut, có nhận xét gì về đặc điểm chung của virut ? ( kích thước, cấu tạo, cách dinh dưỡng)

Lời giải:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 43 trang 145 : Dựa vào những thông tin trên hình 43 hãy điền vào bảng sau:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 43 trang 145

Lời giải:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 43 trang 145

Bài 1 trang 146 sgk Sinh học 10 nâng cao: Virut có được coi là một cơ thể sinh vật không? Vì sao?

Lời giải:

Virut chưa được coi là một cơ thể mà chỉ là một dạng sống, vì có cấu tạo rất đơn giản: không có cấu trúc tế bào, không có đặc điểm cơ bản của một cơ thể sống… thường kí sinh bắt buộc, chỉ sinh sản và phát triển trong tế bào chủ.

Bài 2 trang 146 sgk Sinh học 10 nâng cao: Trình bày khái niệm và cấu trúc của virut.

Lời giải:

- Virut là một dạng sống rất đơn giản, không có cấu trúc tế bào, chỉ gồm một loại axit nuclêic được bao bởi vỏ prôtêin.

- Cấu tạo: Mỗi loại virut chỉ chứa một loại axit nuclêic (ADN hoặc ARN). Vỏ prôtêin (capsit), được cấu tạo bởi nhiều đơn vị hình thái (capsôme), kích thước virut càng lớn thì số lượng capsôme càng nhiều. Virut có thể ở dạng trần và dạng có vỏ bọc ngoài.

Bài 3 trang 146 sgk Sinh học 10 nâng cao: Phân biệt các nhóm virut ở người, động vật, thực vật và vi khuẩn.

Lời giải:

TT Các loại virut Đặc điểm
1 Virut ở người và động vật

– Chứa ADN hoặc ARN.

– Gồm nhiều nhóm khác nhau tùy theo cấu trúc của axit nuclêic và tính chất, mức độ gây bệnh…

2 Virut ở thực vật

– Hầu hết mang ARN.

– Gây bệnh cho nhiều loại cây trồng (thuốc lá, dưa chuột, đậu đỏ…), một số tồn tại ở dạng tinh thể.

3 Virut ở vi sinh vật (phagơ)

– Thường mang ADN (xoắn đơn hoặc xoắn kép), một số mang ARN xoắn đơn.

– Được ứng dụng lớn trong kĩ thuật di truyền.

Bài 4 trang 146 sgk Sinh học 10 nâng cao: Hãy chọn phương án đúng nhất :

4.1. Virut là:

a) Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào

b) Chỉ có vỏ là Prôtêin và lõi là axit nuclêic

c) Sống kí sinh bắt buộc

d) Cả a, b và c

4.2. Virut ở người và động vật có bộ gen:

a) Chỉ là ADN

b) Chỉ là ARN

c) ADN hoặc ARN

d) Đa số là ADN hoặc ARN

4.3. Virut có cấu tạo:

a) Có vỏ prôtêin và axit nuclêic, có thể có vỏ ngoài

b) Có vỏ prôtêin và ADN

c) Có vỏ prôtêin và ARN

d) Có vỏ prôtêin, ARN và có thể có vỏ ngoài

Lời giải:

4.1. Virut là:

a) Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào

b) Chỉ có vỏ là Prôtêin và lõi là axit nuclêic

c) Sống kí sinh bắt buộc

d) Cả a, b và c

4.2. Virut ở người và động vật có bộ gen:

a) Chỉ là ADN

b) Chỉ là ARN

c) ADN hoặc ARN

d) Đa số là ADN hoặc ARN

4.3. Virut có cấu tạo:

a) Có vỏ prôtêin và axit nuclêic, có thể có vỏ ngoài

b) Có vỏ prôtêin và ADN

c) Có vỏ prôtêin và ARN

d) Có vỏ prôtêin, ARN và có thể có vỏ ngoài

Xem thêm các bài giải bài tập sgk Sinh học 10 nâng cao hay khác: