Sống trong điều kiện khô hạn, thực vật và động vật có những đặc điểm thích nghi nào nổi bật
Bài 49: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật (tiếp theo)
Bài 1 trang 207 sgk Sinh học 12 nâng cao: Sống trong điều kiện khô hạn, thực vật và động vật có những đặc điểm thích nghi nào nổi bật?
Lời giải:
Trong điều kiện khô hạn:
- Ở thực vật:
+ Tích trữ nước trong cơ thể: ở củ, rễ, thân, lá.
+ Giảm sự thoát hơi nước: khí khổng ít, lá hẹp hoặc biến thành gai, rụng lá vào mùa khô…
+ Tăng khả năng tìm nước: rễ phát triển, có nhiều rễ phụ.
+ Khả năng “trốn hạn”: cây tồn tại dưới dạng hạt dưới mặt đất vào mùa khô, vào mùa ẩm, hạt nảy mầm, phát triển và nhanh chóng ra hoa kết quả.
- Ở động vật:
+ Giảm sự thoát hơi nước: bò sát có lớp vỏ sừng bao bọc. Động vật đồng nhiệt giảm tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu.
+ Thích nghi về sinh thái và tập tính: nhiều loài chuyển hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc.
+ Sử dụng nước để trao đổi chất: quá trình sử dụng nước nhờ đốt cháy mỡ.
+ Trên các hoang mạc nóng và khô, thân con vật có màu vàng (côn trùng, thằn lằn), ở nơi cực lạnh, thân lại có màu trắng (gấu trắng Bắc Cực).