Giải Toán 5 Luyện tập chung trang 128
Giải Toán 5 Luyện tập chung trang 128
a) Diện tích kính dùng làm bể cá đó (không có nắp)
b) Thể tích bể cá đó
c) Mực nước trong bể cao bằngchiều cao bể. Tính thể tích nước trong bể đó (độ dày kính không đáng kể)
Trả lời
1m = 10 dm; 50cm = 5dm; 50cm = 6dm
Diện tích xung quanh của bể là:
(10 + 5 ) x 2 x 6 = 180 (dm3)
Diện tích 5 mặt của bể hay diện tích kính để làm bể là:
180 + 10 x 5 = 230 (dm3)
Thể tích bể cá là:
10 x 5 x 6 = 300 (dm3)
Số nước trong bể là:
300 x= 225 (dm3) hay 225(l)
Đáp số:
230dm3
300dm3
225l nước
Bài 2 (trang 128 SGK Toán 5): Một hình lập phương có cạnh 1,5m. Tính:
a) Diện tích xung quanh của hình lập phương
b) Diện tích toàn phần của hình lập phương
c) Thể tích của hình lập phương.
Trả lời
a) Diện tích xung quanh là:
(1,5 x 1,5 ) x 4 = 9 (m2)
b) Diện tích toàn phần là:
(1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2)
c) Thể tích của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (m3)
Đáp số:
a) 9m2
b) 13,5m2
c) 3,375m3
Bài 3 (trang 128 SGK Toán 5): Có hai hình lập phương. Hình M có cạnh gấp 3 lần cạnh hình N. Hỏi:
a) Diện tích toàn phần của hình M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình N?
b) Thể tích của hình M gấp mấy lần thể tích của hình N?
Trả lời
a) Hình vẽ bên cho thấy :
Cạnh của hình M gấp 3 lần cạnh của hình N, do đó diện tích một mặt của hình M gấp 9 lần diện tích một mặt của hình N. Suy ra diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N
b) Ta có thể coi thể tích hình lậ phương bằng diện tích của một mặt nhân với độ dài cạnh.
Vì diện tích của một mặt của hình M gấp 9 lần diện tích một mặt của hình N và độ dài cạnh của hình M gấp 3 lần độ dài cạnh của hình N, nên thể tích của hình M gấp: 9 x 3 = 27 lần thể tích hình N.
Đáp số: a) 9 lần b) 27 lần
Nói thêm : cũng có thể giải như sau:
Gọi a là độ dài cạnh của hình N thì độ dài cạnh của hình M lầ a x 3 .Ta có:
a) Diện tích toàn phần của hình N là:
(a x a) x 6
Diện tích toàn phần của hình M là:
(a x 3) x (a x 3) x 6 = (a x a) x 6 x 9
Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N.
b) Thể tích của hình N là:
a x a x a thể tích hình M là:
(a x 3) x (a x 3) x (a x 3) = (a x a x a ) x 27
Vậy thể tích hình M gấp 27 lần thể tích hình N.
ở đây có thể nhận xét chung như sau:
i) Nếu cạnh hình vuông A gấp 3 lần cạnh hình vuông B thì:
- Chu vi hình vuông A gấp 3 lần chu vi hình vuông B
- Diện tích hình vuông A gấp 3 x 3 = 9 (lần ) diện tích hình vuông B
ii) Nếu cạnh hình lập phương C gấp 3 lần cạnh hình lập phương D thì thể tích hình lập phương C gấp 3 x 3 x = 27 (lần) thể tích hình lập phương D