Độ C và độ F. Ở nước ta và nhiều nước khác, nhiệt độ được tính theo độ C
Ôn tập cuối năm phần số học
Bài 177 trang 68 Toán 6 Tập 2: Độ C và độ F
Ở nước ta và nhiều nước khác, nhiệt độ được tính theo độ C (chữ dầu của Celsius, đọc là Xen – xi - ớt – xơ ).
Ở Anh, Mỹ và một số nước khác, nhiệt độ được tính theo độ F (chữ đầu của Fahrenheit, đọc là Phe – rơn – hai – tơ). Công thức đổi từ độ C sang độ F là: F = (9/5).C + 32 (F và C ở đây là số độ F và số độ C tương ứng).
a) Tính xem trong điều kiện bình thường, nước sôi ở bảo nhiêu độ F?
b) Lập công thức đổi từ độ F sang độ C rồi tính xem 50°F tương đương với bao nhiêu độ C?
c) Ở Bắc cực có một thời điểm mà nhiệt kế đo độ C và nhiệt kế đô độ F cùng chỉ một số. Tìm số đó.
Trả lời
Công thức đổi độ C sang độ F là F = (9/5).C + 32 (*)
a) Trong điều kiện bình thường nước sôi ở 1000C hay C = 100
Thay C = 100 vào công thức (*), ta có F = (9/5).100 + 32 = 212°F
Vậy trong điều kiện bình thường, nước sôi ở 2120F
b) Ta có
Đây là công thức đổi từ độ F sang độ C
Thay F = 50 vào công thức này, ta có C = (5/9)(50-32) = (5.18)/9 = 10
Vậy 50°F tương đương với 10°C
c) Khi nhiệt kế đo độ C và nhiệt kế đo độ F cùng chỉ một số thì F = C
Từ công thức F = (9/5).C + 32 , suy ra:
Vậy thời điểm đó, nhiệt độ ở Bắc cực là -40°C (cũng là -40°F)