Hãy nhắc lại các định nghĩa của u, U0 và U
Bài 13: Các mạch điện xoay chiều
C1 trang 67 SGK: Hãy nhắc lại các định nghĩa của u, U0 và U
Trả lời:
- Điện áp tức thời xoay chiều là điện áp biến thiên tuần hoàn với thời gian theo quy luật của hàm số sin hay cosin.
- Điện áp cực đại là giá trị lớn nhất luôn dương khi hàm cos hay sin bằng 1.
- Điện áp hiệu dụng là giá trị của điện áp hiện thị trên vôn kế (bằng điện áp cực đại chia √2).
C2 trang 68 SGK: Phát biểu định luật Ôm đối với dòng điện một chiều qua một dây dẫn.
Trả lời:
Cường độ dòng điện qua đoạn mạch thì tỉ lệ thuận với điện áp 2 đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở đoạn mạch.
C3 trang 68 SGK: Dòng điện trên hình 13.4 (SGK) có "chạy qua" hai tấm của tụ điện không? Cơ chế của dòng điện ấy như thế nào?
Trả lời:
Dòng điện trong mạch hình 13.4 có tụ điện là dòng điện tích dịch chuyển từ bản dương (+q) sang bản âm (-q) ở phía ngoài tụ điện, do đó dòng điện không chạy qua 2 tấm của tụ điện.
C4 trang 70 SGK: Chứng minh rằng đại lượng ZC = 1/Cω có đơn vị là ôm (đơn vị của điện trở)
Trả lời:
Ta có
→ đơn vị của ZC là:
C5 trang 71 SGK: Chứng minh hệ thức sau đây giữa điện áp u ở hai đầu cuộn cảm và dòng điện i chạy qua cuộn cảm đó (H.13.5):
Trả lời:
Theo định luật Ôm cho đoạn mạch AB: uAB = r.i – e với e là suất điện động tự cảm:
Ta được:
C6 trang 72 SGK: Chứng minh rằng ZL = ωL có đơn vị của điện trở
Trả lời:
Ta có: ZL = L.ω với ω có đơn vị là 1/s,
→ Độ tự cảm L tính bằng đơn vị
⇒ Đơn vị của ZL là:
Vậy ZL có đơn vị là Ôm.