Giải Cùng em học Tiếng Việt 4 Tuần 8 trang 28, 29, 30, 31 hay nhất
Giải Cùng em học Tiếng Việt 4 Tuần 8 trang 28, 29, 30, 31 hay nhất
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 trang 28, 29, 30, 31 hay, chi tiết giúp học sinh lớp 4 có thêm tài liệu tham khảo từ đó học tốt môn Tiếng Việt 4.
Bài 1 (trang 28 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Đọc bài và trả lời câu hỏi:
Những chú chó con ở cửa hiệu
Một cậu bé xuất hiện ở cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác?”
Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô-la một con”.
Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?”.
Người chủ mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, có một chú bị tụt lại phía sau khá xa. Cậu bé chú ý ngay tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu hỏi: “Con chó này bị sao vậy bác?”
Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Nghe vậy, cậu bé tỏ vẻ xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua”.
Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu. Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu.”
Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn vào mắt chủ cửa hàng và nói: Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con cho đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác được 2 đô-la 37 xu. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần bác 50 xu được không ạ?”
- Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó! – Người chủ cửa hàng khuyên – Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được đâu.
Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó”.
(Theo Dan Clark)
Chú giải:
- Đô-la: đơn vi tiền tệ chính thức của Mĩ, được làm bằng giấy.
- Tiền xu: tiền tệ của Mĩ, được đúc bằng hợp kim.
a. Cậu bé khách hàng chú ý đến con chó nào?
Hướng dẫn giải:
- Cậu bé khách hàng chú ý đến con chó chậm chạp nhất, chân hơi khập khiễng vì bị tật.
b. Vì sao cậu bé không muốn người bán hàng tặng con chó đó cho cậu?
Hướng dẫn giải:
- Cậu bé không muốn người bán hàng tặng con chó đó cho cậu vì con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác.
c. Tại sao cậu lại mua con chó bị tật ở chân?
Hướng dẫn giải:
- Cậu bé mua con chó bị tật ở chân vì chân trái của cậu bé cũng bị tật nguyền, cậu và chú chó sẽ hiểu và chia sẻ với nhau nhiều điều hơn.
d. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
Hướng dẫn giải:
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta : hãy biết chia sẻ và đồng cảm với những người bị khuyết tật.
Bài 2 (trang 29 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Đánh dấu × vào ô trống trước dòng viết đúng tên của các thành phố:
Hướng dẫn giải:
a. Hirô-si-ma | b. Vac-sava | c. Sta-lin-Grat | |||
x | Hi-rô-si-ma | Vácsa-va | x | Sta-lin-grat | |
Hirôsima | x | Vác-sa-va | Sit-ta-lin-gờ-rát |
Bài 3 (trang 29 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Viết tiếp vào chỗ (...) để hoàn thành ghi nhớ về cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
Hướng dẫn giải:
- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
- Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên Việt Nam, đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.
Bài 4 (trang 30 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Đoạn văn sau chưa viết đúng tên người nước ngoài. Hãy gạch dưới từ viết sai và viết lại cho đúng:
Ê-đixơn, nhà phát minh vĩ đại đã phát minh ra đèn điện, ống nghe điện thoại, máy chiếu phim, máy hát…. Và rất nhiều các vật dụng khác. Không ai ngờ hồi nhỏ cậu lại bị coi là học sinh dốt nát và tâm thần. Vì Ê-đixơn không chịu học nên thầy giáo của cậu là Ănggơ phải mời mẹ Ê-đixơn là bà Nan-xi đến trường để trao đổi về chuyện của cậu.
Hướng dẫn giải:
- Sửa: Ê-đixơn – Ê-đi-xơn; Ănggơ – Ăng-gơ.
Bài 5 (trang 30 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Hãy cho biết tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau:
Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy, cô bé nói một cách chậm rãi, ngọt ngào, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.”
Hướng dẫn giải:
- Dấu ngoặc kép đó dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của cô bé.
Bài 6 (trang 30 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Kể tiếp câu chuyện dưới đây theo ý của em.
Hai quả táo
Một người mẹ hỏi đứa con trai nhỏ của mình: “Nếu hai mẹ con ta đang khát nước và chỉ có 2 quả táo này, con sẽ làm gì?”. Cậu bé con suy nghĩ một lát rồi ngây thơ trả lời: “Con sẽ cắn mỗi quả táo một miếng mẹ ạ!”
Bà mẹ không la mắng con nhưng thở dài một tiếng thất vọng. Cô nhẹ nhàng hỏi con: “Con có thể nói cho mẹ biết vì sao con làm điều đó?”. Và cô đã bật khóc khi cậu bé ngây ngô trả lời.
Hướng dẫn giải:
- Vì con muốn cắn thử xem trong hai quả đó, đâu là quả ngọt hơn để dành lại cho mẹ.
Vui học (trang 31 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1):
Đố vui
Tôi vốn rất hiền lành
Thường ăn lá, rau thôi
Bộ lông tôi dày, xốp
Làm thành len tặng người.
Là con gì?
Hướng dẫn giải:
- Đó là con cừu.
Hãy đặt một câu đố về loài vật theo cách đó trên và chia sẻ với bạn bè, người thân.
Hướng dẫn giải:
Con gì ăn cỏ
Đầu có hai sừng
Lỗ mũi buộc thừng
Kéo cày rất giỏi.
(Là con trâu)