Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 10: Tự lập
Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 10: Tự lập
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 10: Tự lập hay nhất, chi tiết sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập về nhà trong sách bài tập môn Giáo dục công dân lớp 8.
I - Câu hỏi và Bài tập
Câu 1 trang 35 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Theo em, thế nào là tự lập?
Lời giải:
Tự lập là tự chủ, chủ động, tự làm lấy, chủ động giải quyết lấy công việc của mình, không dựa dẫm, trông chờ ỷ lại vào người khác.
Câu 2 trang 36 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Hãy nêu một số biểu hiện của tính tự lập và một số biểu hiện trái với tính tự lập trong cuộc sống?
Lời giải:
Biểu hiện tự lập: chủ động, đôc lập suy nghĩ, biết chủ động hợp tác để giải quyết vấn đề.
Biểu hiện trái với tự lập: thụ động, ỷ lại, trông chờ vào kết quả của người khác.
Câu 3 trang 36 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Theo em, vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải biết tự lập ?
Lời giải:
Giúp chúng ta có nhiều tích lũy, kiến thức để giải quyết mọi việc.
Câu 4 trang 36 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Để trở thành người có tính tự lập, học sinh phải rèn luyện như thế nào ?
Lời giải:
- Đọc nhiều sách, chủ động giải các bài tập.
- Học theo nhóm, sẵn sàng nghe ý kiến của bạn khác.
- Không quay cóp, tự chịu điểm kém về bài tập nếu không làm được.
Câu 5 trang 36 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự lập ?
A. Tự làm lấy mọi công việc của mình, không bao giờ nhận sự giúp đỡ của người khác.
B. Tự lo liệu cuộc sống của mình, không trông chờ vào người khác
C. Không hợp tác với ai trong công việc.
D. Luôn làm theo ý mình, không nghe ý kiến của ai cả.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu 6 trang 36 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em tán thành hoặc không tán thành những ý kiến nào dưới đây vê tính tự lập?
Lời giải:
Ý kiến | Tự lập | Không tự lập |
A. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập. | x | |
B. Chỉ những người nghèo mới cần tự lập. | x | |
C. Người tự lập là người không phụ thuộc vào người khác | x | |
D. Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng. | x | |
E. Người tự lập là người chỉ biết hoàn thành công việc của mình, không quan tâm đến công việc của người khác. | x | |
G. Người tự lập luôn chủ động, dựa vào sức lực và khả năng của mình để đạt mục đích. | x | |
H. Người tự lập chỉ cần thành đạt trong sự nghiệp của mình, còn những việc khác thì không cần quan tâm. | x | |
I. Tính tự lập giúp ta có sức mạnh, lòng tự tin và sức sáng tạo. | x |
Câu 7 trang 37 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về tính tự lập ?
A. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
B. Ăn chắc mặc bền.
C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
D. Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 8 trang 37 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Hồng là con một trong gia đình, nên ở nhà Hồng không phải làm gì cả, quần áo cũng được mẹ giặt cho. Không những thế, mặc dù nhà cách trường có 2 km nhưng hôm nào bố mẹ cũng phải đưa đón Hồng đi học bằng xe máy. Thấy vậy Thuý hỏi bạn:
- Sao cậu đã là học sinh lớp 8 rồi mà vẫn không tự đi xe đạp đến trường và tự giặt quần áo được à ?
Hồng hồn nhiên trả lời :
- Mình là con một mà. Bố mẹ không chăm cho mình thì còn chăm cho ai nữa. Với lại chúng mình vẫn còn nhỏ, bố mẹ chăm sóc như vậy là đương nhiên thôi.
Câu hỏi:
1/ Em có tán thành với suy nghĩ của Hồng không ? Vì sao ?
2/ Nếu là Thuý, em sẽ nói gì vói Hồng?
Lời giải:
1/ Em không tán thành với suy nghĩ của Hồng. Vì suy nghĩ của Hồng rất ích kỉ, cho rằng mình là con một, sẽ không phải làm gì, bố mẹ tự lo.
2/ Nếu là Thúy, em sẽ khuyên Hồng: Bố mẹ không thể lo cho mình cả đời, vậy nên mỗi ngày tích lũy chúng ta phải tự làm những công việc từ nhỏ đến lớn.
Câu 9 trang 38 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Năm nay lên lớp 8, Hùng cho rằng mình đã lớn nên có thể tự quyết định được nhiều việc, không cần phải hỏi ý kiến bố mẹ nữa. Cuối tuần trước Hùng đi chơi xa với một nhóm bạn mà không xin phép bố mẹ. Hùng còn tự ý cho một bạn cùng lớp mượn chiếc xe đạp của mình mấy hôm. Khi bố mẹ hỏi về những việc đó, Hùng nói: “Con lớn rồi, con tự lập được, bố mẹ khỏi phải lo”.
Câu hỏi:
1/ Theo em, việc Hùng làm có thể hiện tính tự lập không ? Vì sao ?
2/ Nếu là bạn thân của Hùng, em sẽ góp ý cho Hùng như thế nào ?
Lời giải:
1/ Việc làm của Hùng không phải tự lập. Đó chỉ là hành vi ăn chời, đua đòi.
2/ Em sẽ khuyên Hùng, tự lập là tốt nhưng có chừng mực và phải xin phép bố mẹ, được sự đồng ý của bố mẹ.
Câu 10 trang 38 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Hãy tìm những tấm gương tự lập trong cuộc sống xung quanh em, quan sát để thấy những người (hay những bạn) đó chủ động, vượt khó trong học tập và tự thu xếp cuộc sống cá nhân, gia đình như thế nào. Hãy nêu cảm nghĩ của em về một bạn có tính tự lập trong lớp em hoặc trường em (nếu có).
Lời giải:
Mai Phương luôn có ý thức trong học tập, rèn luyện, làm mẫu cho các thành viên khác trong lớp, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua về học tập, người tiên phong trong các hoạt động chung của lớp. Điều đáng nói ở đây là Mai Phương luôn khiên tốn, chân thành, bạn đốc thúc mọi người cùng tham gia với thái độ hòa nhã, thân thiện như những người bạn thân chứ không phải với tư cách của một lớp trưởng. Chẳng những vậy mà từ khi Mai Phương đảm nhiệm vị trí lớp trưởng thì lớp chúng em liên tục được xướng tên trong danh sách những lớp có thành tích thi đua xuất sắc nhất trường.
II - Truyện đọc
Trả lời câu hỏi trang 40 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Câu hỏi:
1/ Tính tự lập của các chị sinh viên trong câu chuyện trên thể hiện như thế nào ?
2/ Em học tập được ở các chị những điều gì ?
Lời giải:
1/ Thể hiện: Nguyễn Thị Giang đi gia sư và nhuận bút viết báo; Hà Thị Oanh làm phục vụ bàn; Nguyễn Thị Vinh đi làm thêm: làm người mẫu, lễ tân... có ai giới thiệu công việc nào phù nơp la Vinh đồng ý. Các bạn đều tự lập, chủ động để cải thiện cuộc sống.
2/ Mỗi chúng ta dù trong hoàn cảnh nào cùng đều phải cố gắng, tự đi bằng đôi chân của mình. Có như vậy thành công mới bền vững.