Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận hay nhất, chi tiết sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập về nhà trong sách bài tập môn Giáo dục công dân lớp 8.
I - Câu hỏi và Bài tập
Câu 1 trang 74 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận?
Lời giải:
Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội, đất nước.
Câu 2 trang 75 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyên tự do ngôn luận của công dân?
Lời giải:
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật. (Điều 69 – Hiến pháp năm 1992 )
Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các phương diện thông tin đại chúng. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Góp ý vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản pháp luật, bộ luật quan trọng,...
Câu 3 trang 75 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân?
Lời giải:
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi dể công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và phát huy đúng vai trò của mình.
Câu 4 trang 75 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Ý kiến nào sau đây là đúng về quyền tự do ngôn luận?
A. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân phê phán những việc làm sai trái của cơ quan nhà nước.
B. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân tố cáo trước cơ quan nhà nước về những tệ nạn xã hội.
C. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
D. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do nói lên suy nghĩ của mình ở mọi nơi, mọi lúc.
Lời giải:
Ý đúng là: C.
Câu 5 trang 75 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Những việc làm nào sau đây là thực hiện quyền tự do ngôn luận ?
A. Góp ý với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
B. Phát biểu trong các buổi họp ở lớp, ở trường.
C. Con bày tỏ ý kiến với cha mẹ.
D. Góp ý với Ban giám hiệu nhà trường về các biện pháp xây dựng trường.
E.Góp ý với Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã về việc làm sai trái của một số cán bộ trong xã.
G. Góp ý với bạn về giữ đúng nội quy học tập.
Lời giải:
Ý đúng là: A, B, D, E
Câu 6 trang 75 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Trong cuộc họp lớp, H. phê phán T. Trong những lời phê phán ấy, có một số chi tiết không đúng sự thật. Thấy vậy, bạn lớp trưởng nhắc nhở:
- Chúng mình góp ý cho bạn thì không nên nói sai sự thật, chỉ mới nghe tin đồn thôi mà đã vội quy kết bạn mình là sai đấy.
Thấy thế, H. lập tức đứng dậy.
- Tôi có quyền tự do ngôn luận, tôi có thể nói gì cũng được ; phát huy tinh thần dân chủ trong học sinh mà.
Câu hỏi
1/ Cách hiểu về quyền tự do ngôn luận của bạn H. trong cuộc họp này có đúng không?
2/ Em hiểu thế nào là tự do ngôn luận trong các buổi họp lớp?
Lời giải:
1/ Cách hiểu về quyền tự do ngôn luận của bạn H là sai.
2/ Tự do ngôn luận trong các buổi họp lớp là các bạn có quyền bàn luận, thảo luận, trao đổi để xây dựng tập thể.
Câu 7 trang 76 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Trường em tổ chức lấy ý kiến góp ý của giáo viên và học sinh vào việc xây dựng trường lớp. Cô Hiệu trưởng yêu cầu mọi người cần phát huy quyền tự do ngôn luận của công dân để đóng góp ý kiến một cách có hiệu quả nhất. Nhiều học sinh băn khoăn: Liệu học sinh trung học cơ sở có quyền tự do ngôn luận hay không? Phải chăng chỉ những người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền này?
Câu hỏi:
Theo em, học sinh trung học cơ sở có quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?
Lời giải:
Học sinh trung học và cả học sinh THPT hay công dân trên 18 tuổi đều có quyền thể hiện đóng góp, ý kiến của mình.
Câu 8 trang 76 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Hãy nêu cách thực hiện quyền tự do ngôn luận của học sinh trung học nói chung và của bản thân em nói riêng.
Lời giải:
Em sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ dân phố, trường lớp,...); trên các phương tiện thông tin đại chúng (qua quyền tự do báo chí); kiến nghị với Đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc với cử tri; hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng,...
II - Truyện đọc
Trả lời câu hỏi trang 78 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Câu hỏi:
Việc nhân dân tích cực góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp là biểu hiện quyền gì của công dân? Vì sao?
Lời giải:
Việc nhân dân tích cực góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp vừa thể hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội vừa thể hiện quyền tự do ngôn luận. Bởi vì, nhân dân được tham gia đánh giá tính hợp lí của các điều luật trong Hiến pháp để điều chỉnh cho phù hợp.