Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay nhất, chi tiết sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập về nhà trong sách bài tập môn Giáo dục công dân lớp 8.
I - Câu hỏi và Bài tập
Câu 1 trang 81 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em hiểu thế nào là pháp luật ?
Lời giải:
Pháp luật là Hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Câu 2 trang 81 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Pháp luật có những đặc điểm gì ?
Lời giải:
Có nhiều cách để phân loại và xác định đặc điểm của pháp luật, song nhìn chung pháp luật có các 3 đặc điểm cơ bản: Tính quy phạm phổ biến; Tính xác định chặt chẽ; Tính bắt buộc (cưỡng chế).
Câu 3 trang 82 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của những giai cấp nào trong xã hội ?
Lời giải:
Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 4 trang 82 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Pháp luật có những vai trò gì đối với Nhà nước, xã hội và công dân ?
Lời giải:
- Là cơ sở pháp lý để bộ máy Nhà nước tổ chức và hoạt động .
- Là phương tiện để Nhà nước quản lý các mặt quan trọng trong đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường...
- Pháp luật thiết lập, đảm bảo công bằng xã hội, thực hiện dân chủ xã hội.
- Là phương tiện giáo dục con người mới.
Câu 5 trang 82 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống, mỗi công dân cần phải làm gì?
Lời giải:
Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Câu 6 trang 82 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Theo em, khẳng định nào dưới đây là đúng ?
A. Pháp luật chỉ cần thiết đối với cán bộ, công chức nhà nước.
B. Pháp luật chỉ cần thiết đối với các cơ quan nhà nước.
C. Pháp luật cần thiết đối với mọi công dân.
D. Pháp luật chỉ cần thiết để trừng trị những hành vi vi phạm.
Lời giải:
Khẳng định đúng là: C
Câu 7 trang 82 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật ?
A. Không có pháp luật, Nhà nước vẫn quản lí được xã hội.
B. Không có pháp luật, Nhà nước có thể quản lí được xã hội những kém hơn.
C. Không có pháp luật thì xã hội sẽ hỗn loạn, trật tự an ninh không được bảo đảm.
D. Không có pháp luật vẫn có thể giữ được trật tự, an toàn xã hội.
Lời giải:
Khẳng định đúng là: C
Câu 8 trang 82 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Những ý kiến nào dưới đây là đúng ?
p>A. Pháp luật chỉ do Nhà nước ban hành.B. Pháp luật do Nhà nước và các tổ chức xã hội ban hành.
C. Chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được ban hành pháp luật.
D. Tất cả các cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành pháp luật.
E. Tất cả cán bộ, công chức nhà nước ở Trung ương đều có quyền ban hành pháp luật.
Lời giải:
Khẳng định đúng là: A, C
Câu 9 trang 83 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Trong các văn bản sau đây, văn bản nào là văn bản pháp luật ?
A. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
B. Điều lệ công ty
C. Nội quy nhà trường
D. Bộ luật Hình sự
E. Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng
G. Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
H. Nội quy cơ quan
I. Luật Giáo dục
Lời giải:
Khẳng định đúng là: D, E, G, I
Câu 10 trang 83 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Sau mỗi buổi học, người ta thấy học sinh của trường trung học cơ sở X cứ đi xe đạp hàng ba, hàng bốn trên đường phố từ trường về các ngả đường. Đã thế, nhiều bạn học sinh còn phóng xe vượt cả đèn đỏ ở các ngã tư giao thông. Thấy vậy, một số bạn cho rằng: “Đi xe đạp như vậy là vi phạm pháp luật giao thông đường bộ”. Một số bạn khác lại cho rằng : “Đường phố vắng người thì dàn xe đi hàng ba, hàng bốn có sao đâu. Không phải bao giờ pháp luật cũng bắt buộc mình đi đúng làn đường quy định, phải có ngoại lệ chứ”.
Câu hỏi?
Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ?
Lời giải:
Pháp luật quy định không được đi dàn xe hàng hai, hàng ba trong mọi trường hợp. Vì vậy, quan điểm “Đi xe đạp như vậy là vi phạm pháp luật giao thông đường bộ” là đúng.
Câu 11 trang 83 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Hoa hỏi Hường:
- Hình như pháp luật chỉ bắt buộc đối với người dân bình thường, không bắt buộc đối với những cán bộ có chức quyền cao trong cơ quan nhà nước, phải không ?
Hường:
- Theo tớ, pháp luật bắt buộc đối với mọi người, nhưng chỉ bắt buộc trong trường hợp vi phạm thôi.
Hoa: ???
Câu hỏi:
Em có thể nói gì qua ý kiến của Hoa và Hường ?
Lời giải:
Cả 2 quan điểm trên đều sai. Một trong những đặc trưng của pháp luật là tính cưỡng chế và bắt buộc chung. Vì vậy, dù là cán bộ viên chức hay thường dân đều có tính bắt buộc chung, trong mọi trường hợp và hoàn cảnh.
Câu 12 trang 84 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Trong cuộc sống, em thấy mình và gia đình mình có cần đến pháp luật không ? Nêu ví dụ về sự cần thiết của pháp luật đối với em và gia đình.
Lời giải:
Em thấy gia đình em và cả xã hội đều cần đến pháp luật. Chẳng hạn, nếu không có pháp luật tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, vượt đèn đỏ gây chết người, buôn bán ma túy... sẽ càng ngày càng phổ biến.
II - Truyện đọc
Trả lời câu hỏi trang 85 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Câu hỏi:
Hành vi lừa đảo của Đức có vi phạm pháp luật không ?
Lời giải:
Việc Đức cải trang thành nhân viên tiền điện và tự ý thu tiền của người dân là vi phạm pháp luật Hình sự với tội danh mạo danh để chuộc lợi.