X

Giải sách bài tập Sinh học lớp 7

Bài tập trắc nghiệm trang 86, 87, 88, 89 SBT Sinh học 7


Bài tập trắc nghiệm trang 86, 87, 88, 89 SBT Sinh học 7

Với Bài tập trắc nghiệm trang 86, 87, 88, 89 SBT Sinh học 7 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi cũng như hiểu rõ bài học và học tốt môn Sinh học lớp 7 hơn.

Bài tập trắc nghiệm trang 86, 87, 88, 89 SBT Sinh học 7

Bài 1 trang 86 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Điểm không thuộc đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài là

A. ưa sống ở những nơi khô ráo, thích phơi nắng, bò sát thân và đuôi vào đất.

B. bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ, trú đông trong các hang đất khô.

C. thở bằng phổi, là động vật biến nhiệt.

D. thụ tinh trong, trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng, trứng nở ra phát triển có biến thái thành con trưởng thành.

Đáp án D

Bài 2 trang 87 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn là

A. da khô, có vảy símg bao bọc, cổ dài.

B. mắt có mi cử động và có nước mắt, màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.

C. thân dài, đuôi rất dài, bàn chân có năm ngón có vuốt.

D. cả A, B và C

Đáp án D

Bài 3 trang 87 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Thằn lằn da khô, có vảy sừng bao bọc có vai trò

A. ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể khi môi trường khô nóng.

B. giúp bảo vệ cơ thể chống tác động của lực môi trường

C. giúp cho sự di chuyển trên cạn thuận lợi.

D. ngăn cản sự hô hấp qua da vì đã có phổi.

Đáp án A

Bài 4 trang 87 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Ong tiêu hoá của thằn lằn bóng gồm

A. miệng, thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn.

B. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn.

C. miệng, thực quản, dạ dày, ruột và túi mật.

D. miệng, thực quản, dạ dày, ruột, túi mật, tuỵ.

Đáp án B

Bài 5 trang 87 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Hệ tuần hoàn thằn lằn bóng là hệ tuần hoàn

A. hở với tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

B. kín với tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

C. kín với tim 3 ngăn, 1 tâm thất có vách ngăn hụt.

D. hở với tim 3 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.

Đáp án C

Bài 6 trang 87 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Cơ thể thằn lằn giữ được nước nhờ

A. lớp da có lớp vảy sừng khô.

B. hậu thận có khả năng hấp thu lại nước

C. trực tràng tái hấp thu nước.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 7 trang 88 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn như

A. da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc.

B. phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt, máu pha, là động vật biến nhiệt.

C. có cơ quan giao phối, thụ tinh trong ; trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 8 trang 88 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Bò sát có các bộ phổ biến là

A. bộ Có vảy, bộ Rùa và bộ Cá sấu.

B. bộ Có vảy, bộ Đầu mỏ và bộ Cá sấu.

C. bộ Rùa, bộ Đầu mỏ và bộ Cá sấu.

D. bộ Rùa và bộ Có vảy, bộ Đầu mỏ.

Đáp án A

Bài 9 trang 88 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Môi trường sống của bò sát là

A. trên cạn.     B. ở nước, ở cạn.

C. ở nước.     D. trong lòng đất.

Đáp án B

Bài 10 trang 88 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Bò sát là động vật(1)..............thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn : da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong.. (2)…………….chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều (3)………………..tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể là máu pha, là động vật biến nhiệt.Có cơ quan giao phối, (4)……………. ; trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.

A. thụ tinh trong     B. có xương sống

C. hốc tai     D. vách ngăn

Đáp án 1. B

2. C

3. D

4. A

Bài 11 trang 89 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Hãy xác định những câu dẫn dưới đây là đúng hay sai rồi ghi vào ô trống (Đ : đúng ; S : sai)

STTCâu dẫnĐ/S
1Tim Bò sát tiến hoá hơn Lưỡng cư vì tim Lưỡng cư có 3 ngăn gồm 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, máu đi nuôi CO2 thể là máu pha. Còn tim Bò sát, tâm thất có vách ngăn hụt (trừ cá sấu tim 4 ngăn), máu ít pha hơn
2Hệ sinh sản của thằn lằn : con đực có một cơ quan giao cấu ; trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của con cái
3Bò sát mà đại diện là thằn lằn có hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển, đặc biệt não trước và tiểu não đáp ứng được đời sống và hoạt động phức tạp
4Hệ bài tiết của thằn lằn có hậu thận, xoang huyệt có khả năng hấp thu lại nước.
5Bộ Có vảy không có mai và yếm, hàm ngắn có răng mọc trên xương hàm, trứng có vỏ dai
6Nguyên nhân chính giúp bò sát cỡ nhỏ có thể tồn tại và sống sót cho đến ngày nay là do cơ thể nhỏ bé nên yêu cầu vể thức ăn không cao
7Bộ Cá sấu không có mai và yếm, hàm dài có răng mọc trong lỗ chân răng, trứng có vỏ đá vôi
8Bộ Rùa có mai và yếm, hàm ngắn không có răng, trứng có vỏ đá vôi
9Hệ tiêu hoá của thằn lằn : ống tiêu hoá đã phân hoá rõ hơn, ruột già chứa phân đặc do đó có khả năng hấp thu lại nước, giúp cơ thể giữ nước
10Thần lằn di chuyển hoàn toàn nhờ bốn chi
1. Đ2. S3. Đ4. Đ5. Đ6. S7. Đ8. Đ9. Đ10. S

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 7 hay khác: