X

Giải sách bài tập Sinh học lớp 7

Giải SBT Sinh học lớp 7 Chương 6: Ngành động vật có xương sống


Giải SBT Sinh học lớp 7 Chương 6: Ngành động vật có xương sống

Với Giải sách bài tập Sinh học lớp 7 Chương 6: Ngành động vật có xương sống hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi cũng như hiểu rõ bài học và học tốt môn Sinh học lớp 7 hơn.

Giải SBT Sinh học lớp 7 Chương 6: Ngành động vật có xương sống

Các lớp cá

A. Bài tập có lời giải trang 60, 61, 62, 63

B. Bài tập tự giải trang 63, 64

Lớp Lưỡng cư

A. Bài tập có lời giải trang 72, 73, 74

B. Bài tập tự giải trang 75, 76

Lớp Bò sát

A. Bài tập có lời giải trang 82, 83, 84, 85, 86

B. Bài tập tự giải trang 86

Lớp Chim

A. Bài tập có lời giải trang 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97

B. Bài tập tự giải trang 98

Lớp Thú (Lớp Có Vú)

A. Bài tập có lời giải trang 105, 106, 107, 108, 109, 110

B. Bài tập tự giải trang 111

Bài tập có lời giải trang 60, 61, 62, 63 SBT Sinh học 7

Bài 1 trang 60 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Những căn cứ nào cho phép kết luận cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ỏ nước ?

Lời giải:

Cá chép có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước : thân hình thoi gắn với đầu thành một khối vững chắc, vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, được phủ một lớp da tiết chất nhầy, mắt không có mi. Vây cá có hình dáng như bơi chèo giữ chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sự thăng bằng.

Bài 2 trang 60 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Nêu những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản phù hợp vói điểu kiện sống đó của cá chép.

Lời giải:

Cá chép sống trong môi trường nước ngọt (ao, hồ, ruộng, sông, suối...) đặc biệt thích hợp với các vực nước lặng. Cá chép ăn tạp : ăn giun, ốc, ấu trùng côn trùng và thực vật thuỷ sinh. Cá chép là động vật biến nhiệt vì nhiệt độ cơ thể không ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước.

Cá chép thụ tinh ngoài, vì con cái đẻ trứng vào môi trường nước và con đực phóng tinh dịch lên trứng để thụ tinh nên hiệu quả thụ tinh thấp, mặt khác thụ tinh lại xảy ra ở môi trường nước không an toàn (làm mồi cho kẻ thù và điều kiện môi trường có thể không phù hợp với sự phát triển của trứng). Đây cũng là những lí do giải thích cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn 15- 20 vạn trứng trong mỗi lứa đẻ.

Bài 3 trang 60 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Bằng cách nào có thể xác định được vai trò cùa các vây cá ?

Lời giải:

Tiến hành các thí nghiệm :

- Cố định khúc đuôi và vây đuôi bằng hai tấm nhựa, cá không bơi được và chìm xuống đáy bể Điều đó chứng tỏ khúc đuôi và vây đuôi có vai trò giúp cho cá bơi.

- Tất cả các vây đều bị cố định trừ vây đuôi, cá bị mất thăng bằng hoàn toàn. Cá vẫn bơi được, nhưng thường bị lộn ngược bụng lên trên (giống tư thế cá chết). Điều đó chứng tỏ các loại vây có vai trò giữ thăng bằng, vây đuôi có vai trò chính trong sự di chuyến.

- Cố định vây lưng và vây hậu môn, cá bơi nghiêng ngả, chuệch choạng theo hình chữ z, không giữ được hướng bơi. Điều đó chứng tỏ vây lưng và vây hậu môn giữ thăng bằng theo chiều dọc.

- Cố định hai vây ngực, cá rất khó duy trì trạng thái cân bằng, rất khó khăn khi bơi sang phải, trái hoặc hướng lên mặt nước hay hướng xuống dưới. Điều đó chứng tỏ hai vây ngực có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống, giữ thăng bằng và quan trọng hơn vây bụng.

- Cố định hai vây bụng, cá hơi bị mất thăng bằng, bơi sang phải, trái, lên và xuống khó khăn hơn. Điều đó chứng tỏ hai vây bụng có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống, giữ thăng bằng.

Bài 4 trang 61 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Nêu vai trò của cá vói tự nhiên và đời sống con người.

Lời giải:

- Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu chất đạm, vitamin, dễ tiêu hoá vì có hàm lượng mỡ thấp.

- Dùng để chữa bệnh, như cá thu chứa nhiều vitamin A, D, dầu gan cá nhám, chất tiết từ buồng trứng và nội quan cá nóc dùng để chữa bệnh thần kinh, sưng khớp, uốn ván. Tuy nhiên, dùng cá nóc làm thức ăn có thể bị ngộ độc chết người.

- Da một số loài cá dùng để đóng giày, làm cặp...

- Người ta nuôi cá làm cảnh.

- Trong tự nhiên, cá là một mắt xích trong chuỗi thức ăn làm tăng và duy trì bền vững hệ sinh thái. Cá còn ăn bọ gậy diệt muỗi, ăn sâu bọ hại lúa...

Bài 5 trang 61 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Hãy chứng minh mang cá là cơ quan hô hấp thích nghỉ với môi trường nước.

Lời giải:

Mang cá có bề mặt trao đổi khí rộng, tức tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn vì mang cá có rất nhiều cung mang, một cung mang lại có rất nhiều phiến mang.

Bề mặt trao đổi khí mỏng và luôn ẩm ướt đã giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch máu và máu có sắc tố. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lộch về nồng độ 02 và để các chất khí đó có thể dễ dàng khuếch tán qua bể mặt trao đổi khí.

Bài 6 trang 62 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Tại sao mang cá chỉ thích hợp cho hô hấp ở duới nước mà không thích hợp cho hô hấp ở trên cạn ? Tại sao cá lên cạn lại không hô hấp được ?

Lời giải:

Khi cá lên cạn, do mất lực đẩy của nước nên các phiến mang và các cung mang xẹp, dính chặt với nhau thành một khối làm diện tích bề mặt trao đổi khí còn rất nhỏ. Mặt khác, khi lên cạn mang cá bị khô nên cá không hô hấp được và chết sau một thời gian ngắn.

Bài 7 trang 62 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Tại sao sự trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao ?

Lời giải:

Ngoài các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí có nhiều thuận lợi, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là :

- Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang.

- Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang. Chính vì có các đặc điểm trên nên cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng 02 của nước khi đi qua mang.

Bài 8 trang 62 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Hãy mô tả đuông đi của máu trong hệ tuẩn hoàn đơn của cá chép. Tại sao hệ tuẩn hoàn của cá chép gọi là hệ tuẩn hoàn đơn ?

Lời giải:

Tim bơm máu giàu CO2 vào động mạch mang. Máu từ động mạch lên mang, qua hệ thống mao mạch mang và thực hiện trao đổi khí. Từ mao mạch mang, máu giàu Ot đi vào động mạch lưng, vào hệ thống mao mạch và thực hiện sự trao đổi chất với các tế bào. Máu giàu C02 đi vào tĩnh mạch và về tâm nhĩ. Máu đi một vòng từ tâm thất vào động mạch, mao mạch mang, động mạch lưng, mao mạch ở các cơ quan, tĩnh mạch và về tâm nhĩ.

Hệ tuần hoàn của cá chép gọi ỉà hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có một vòng tuần hoàn với tim hai ngăn.

Bài 9 trang 63 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Tại sao nói các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước ?

Lời giải:

- Hệ tiêu hoá của cá đã có sự phân hoá rõ rệt giúp cho sự tiêu hoá đạt hiệu quả cao.

- Hô hấp bằng mang với rất nhiểu các phiến mang có vồ số các mao mạch máu phân bố thuận lợi cho sự trao đổi khí, có bóng hơi giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng.

- Hệ tuần hoàn kín, nên máu chảy trong động mạch ở cá dưới áp lực trung bình, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh. Do đó đáp ứng được nhu cầu-trao đổi khí và trao đổi chất.

- Thận giữa ở cá có nhiệm vụ bài tiết.

- Hệ thần kinh hình ống nằm ở phía lưng gồm bộ não, tuỷ sống và các dây thần kinh. Bộ não phân hoá trong đó có hành khứu giác, thuỳ thị giác và tiểu não phát triển hơn.

Bài tập tự luận trang 63, 64 SBT Sinh học 7

Bài 1 trang 63 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Tại sao cá hô hấp bằng mang trong nước rất hiệu quả nhưng khi lên cạn thì bị chết ?

Lời giải:

Cá trong nước hô hấp bằng mang rất hiệu quả vì :

- Dòng nước qua mang liên tục theo một chiều nên luôn có nước giàu O2 qua mang.

- Dòng nước chảy bên ngoài các lá mang và dòng máu chảy trong các mao mạch của các lá mang ngược chiều nhau nên trao đổi O2 và CO2 rất tốt, cá hấp thụ khoảng 80% O2 trong nước qua mang.

- Lực chảy của dòng nước qua mang làm xòe các lá mang, tăng diện tích tiếp xúc bề mặt rất lớn.

Chính các điều này đã làm cho cá hô hấp ở dưới nước rất hiệu quả.

Cá chết khi lên cạn, vì các lá mang bị khô do mất độ ẩm ướt do không khí khô. không trao đổi được O2 và CO2. Mặt khác, không còn lực đẩy làm xoè các lá mang nên chúng xẹp dính lại thành một khối làm giảm diện tích bề mặt tiếp xúc.

Bài 2 trang 63 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Hãy điền các thông tin phù hợp về đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước vào các cột trống trong bảng sau :

Các đăc điểm cấu tạo ngoàiThích nghi với đời sống ở nước

Lời giải:

Các đặc điêm cấu tạo ngoàiThích nghi với đời sống ở nước

- Thân cá hình thoi gắn với đẩu thành một khối vững chắc

- Vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, được phủ một lớp da tiết chất nhầy

- Mắt không có mi

- Vây cá có hình dáng như bơi chèo

- Giảm sự ma sát giữa cá với môi trường nước

- Giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang, chất nhầy giúp giám ma sát khi bơi và giúp cá hô hấp

- Màng mắt không bị khô, dễ dàng phát hiện ra con mồi và kẻ thù

- Giữ chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sự thăng bằng

Bài 3 trang 64 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Hãy điền các thông tin phù hợp vào các cột trống trong bảng về ảnh hưởng của điều kiện sống tới cấu tạo ngoài của cá sau đây :

Bài tập tự luận trang 63, 64 SBT Sinh học 7 | Giải sách bài tập Sinh học 7 hay nhất tại VietJack

Lời giải:

Bài tập tự luận trang 63, 64 SBT Sinh học 7 | Giải sách bài tập Sinh học 7 hay nhất tại VietJack

Bài 4 trang 64 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Hãy điền các thông tin phù hợp vào các cột trống trong bảng sau :

Các hệ cơ quanCấu tạoVai trò
1. Tiêu hoá
2. Tuần hoàn
3. Hô hấp
4. Bài tiết
5. Thần kinh
6. Giác quan

Lời giải:

Các hệ cơ quanCấu tạoVai trò
1. Tiêu hoáĐã có sự phân hoá rõ rệtGiúp cho sự tiêu hoá đạt hiôu quả cao
2. Tuần hoànHệ tuần hoàn kín, tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoànTuần hoàn kín nên máu chảy trong động mạch dưới áp lực trung bình, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh do đó đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất
3. Hô hấpBằng mang với rất nhiều các phiến mang có vô số các mao mạch máu phân bố ; có bóng hơi

Tạo bề mặt trao đổi khí rộng, mỏng và luôn ẩm ướt giúp 02 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua

Có nhiều mao mạch máu và máu có sắc tố hô hấp giúp cho sự trao đổi khí; bóng hơi giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng

4. Bài tiếtThận giữaCó chức năng lọc máu, thải các chất không cần thiết ra ngoài
5. Thần kinhHình ống nằm ở phía lưng gồm bộ não, tuỷ sống và các dây thần kinh. Bộ não phàn hoá trong đó có hành khứu giác, thuỳ thị giác và tiểu não phát triểnSự tiến hoá của hệ thần kinh dạng ống đáp ứng được các hoạt động phức tạp của cá trong môi trường sống
6. Giác quanGiác quan quan trọng ở cá là mắt không có mi mắt, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước ; mũi và cơ quan đường bênMàng mắt không bị khô, dễ dàng phát hiện ra con mồi và kẻ thù ; cơ quan đường bên giúp cá nhận biết được những kích thích về áp lực, tốc độ dòng nước và các vật cản trên đường đi để tránh

Bài 5 trang 64 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Nêu một số đặc điểm của lớp Cá sụn.

Lời giải:

Là lớp cá thuộc ngành Động vật có xương sống, có bộ xương hoàn toàn bằng sụn, lỗ mang lộ ra hai bên đầu. Da thường có vảy tấm hoặc trơn, lớp da trong miệng có kích thước lớn dần phân hoá thành răng ; có vây ngực, vây bụng. Không có phổi và bóng hơi nên khi ngừng bơi, cá sẽ bị chìm. Đa số có khe mang tách biệt, không nắp mang, một lỗ thở nhỏ. Vây bụng con đực thường có gai giao cấu, thụ tinh trongSống ở biển, ăn thịt. Là đối tượng kinh tế khá quan trọng, thịt đều ăn được. Gan lớn (chiếm 10 - 15%, có khi tới 50% khối lượng cơ thể), dầu gan cá sụn có nhiều sinh tố A và D dùng làm dược liệu. Da cá sụn thuộc để đóng giày, làm nhiều vật dụng khác. Đại diện thường gặp là các loài cá nhám, cá đuối, cá ó, cá đao... Ở biển Việt Nam, đã biết 80 loài, 43 chi, 22 họ. Nhiều loài có sản lượng lớn và giá trị kinh tế.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 7 hay khác: