Bài tập tự luận trang 128 SBT Sinh học 7
Bài tập tự luận trang 128 SBT Sinh học 7
Với Bài tập tự luận trang 128 SBT Sinh học 7 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi cũng như hiểu rõ bài học và học tốt môn Sinh học lớp 7 hơn.
Bài 1 trang 128 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng lại ít ?
Lời giải:
Do khí hậu vô cùng khắc nghiệt nên chỉ có một số ít loài tồn tại.
Bài 2 trang 128 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam có những lợi ích gì ?
Lời giải:
Đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam, cụ thể là các nguồn tài nguyên về động vật, có những lợi ích như : cung cấp cho nhân dân ta thực phẩm, sức kéo, dược liệu, sản phẩm công nghiệp (da, lông, sáp ong, cánh kiến...), nông nghiệp (thức ăn gia súc, phân bón), những loài có tác dụng tiêu diệt những ỉoài sinh vật có hại, có giá trị văn hoá (cá cảnh, chim cảnh), giống vật nuôi (gia cầm, gia súc và những động vật nuôi khác) đồng thời còn tạo nên những hệ sinh thái bền vững.
Bài 3 trang 128 Sách bài tập Sinh học lớp 7: Những ưu điểm và những hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học là gì ?
Lời giải:
- Ưu điểm : Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khoẻ con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
- Hạn chế:
+ Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém.
+ Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức mạnh sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
+ Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.
+ Một loài thiên địch có thể có ích, có thể có hại : Ví dụ : chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieoế Vậy chim sẻ là loài chim có hại ; về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiệp. Vậy chim sẻ là loài có ích.