X

Giải Sách bài tập Sinh học lớp 9

Bài tập trắc nghiệm trang 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59 SBT Sinh học 9


Bài tập trắc nghiệm trang 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59 SBT Sinh học 9

Với Bài tập trắc nghiệm trang 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59 SBT Sinh học 9 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi cũng như hiểu rõ bài học và học tốt môn Sinh học lớp 9 hơn.

Bài tập trắc nghiệm trang 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59 SBT Sinh học 9

Bài 1 trang 53 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là

A. có lợi cho cá thể.

B. không có lợi và không có hại cho cá thể.

C. có hại cho cá thể.

D. có ưu thế so với bố, mẹ.

Đáp án C

Bài 2 trang 53 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể như thế nào ?

A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.

B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và dị hợp.

C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể dị hợp.

D. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.

Đáp án B

Bài 3 trang 54 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen thường liên quan tới

A. một cặp nuclêôtit.

B. một số cặp nuclêôtit.

C. nhiều cặp nuclêôtit.

D. toàn bộ các cặp nuclêôtit.

Đáp án A

Bài 4 trang 54 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Thể đột biến là

A. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội.

B. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trung gian.

C. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn.

D. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình.

Đáp án D

Bài 5 trang 54 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Quan sát hình sau và cho biết loại đột biến gen nào xảy ra ?

Bài tập trắc nghiệm trang 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59 SBT Sinh học 9 | Giải sách bài tập Sinh học 9 hay nhất tại VietJack

Cả (A) và (B) đều là đột biến mất 1 cặp nuclêôtit.

Cả (A) và (B) đều là đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.

(A) - mất cặp, (B) — thêm 1 cặp.

(A) - thêm cặp, (B) - mất 1 cặp.

Đáp án D

Bài 6 trang 55 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là

A. mất đoạn NST 21.     B. lặp đoạn NST 21.

C. đảo đoạn NST 20.     D. mất đoạn NST 20.

Đáp án A

Bài 7 trang 55 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng ?

A. Mất đoạn.

B. Lặp đoạn.

C. Đảo đoạn.

D. Vừa mất đoạn vừa đảo đoạn.

Đáp án B

Bài 8 trang 55 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên 1 NST là

A. mất đoạn và lặp đoạn.

B. lặp đoạn và đảo đoạn.

C. lặp đoạn.

D. đảo đoạn.

Đáp án C

Bài 9 trang 55 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên 1 NST là

A. mất đoạn.

B. lặp đoạn và đảo đoạn.

C. lặp đoạn.

D. đảo đoạn.

Đáp án A

Bài 10 trang 55 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Đột biến cấu trúc làm thay đổi vị trí của gen trên 1 NST là

A. mất đoạn và lặp đoạn.

B. lặp đoạn và đảo đoạn.

C. lặp đoạn.

D. đảo đoạn.

Đáp án D

Bài 11 trang 55 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau :

Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen xác định màu sôcôla ở lá bì. Dòng ngô đột biến nào có lặp đoạn ?

A. Gen bẹ lá màu nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.

B. Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.

C. Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.

D. Gen lá có lông, gen màu sôcôla ở lá bì lại nằm trên NST số III.

Đáp án B

Bài 12 trang 56 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau :

Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen xác định màu sôcôla ở lá bì. Dòng ngô đột biến nào có mất đoạn?

A. Gen bẹ lá màu nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.

B. Gen bẹ lá màu nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng; gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.

C. Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.

D. Gen lá có lông, gen màu sôcôla ở lá bì lại nằm trên NST III.

Đáp án C

Bài 13 trang 56 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Thể dị bội là những biến đổi vể số lượng NST thường -

A. một cặp NST.

B. một số cặp NST.

C. một hay một số cặp NST.

D. tất cả các cặp NST.

Đáp án A

Bài 14 trang 56 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Cơ chế phát sinh các giao tử : (n - 1) và (n + 1) là do

A. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi.

B. thoi phân bào không được hình thành.

C. cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa I của giảm phân.

D. cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân.

Đáp án D

Bài 15 trang 56 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Các thể dị bội nào sau đây hiếm được tạo thành, her,

A. Thể không nhiễm và thể bốn nhiễm.

B. Thể không nhiễm và thể một nhiễm.

C. Thể không nhiễm và thể ba nhiễm.

D. Thể một nhiễm và thể ba nhiễm.

Đáp án A

Bài 16 trang 56 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Một cặp NST tương đồng được quy ước là Aa. Nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm phân I thì sẽ tạo ra các loại giao tử nào?

A. AA, Aa, A, a.     B. Aa, O.

C. AA, O.     D. Aa, a.

Đáp án B

Bài 17 trang 57 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Ở một loài thực vật, bộ NST lưỡng bội lả 24. Một tế bào của cá thể A nguyên phân liên tiếp 3 đợt tạo ra sô tế bào ở thê hệ tế bào cuối cùng có tổng số 192 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Số lượng NST trong mỗi tế bào là bao nhiêu ?

A. 22.     B. 23.

C. 24.     D. 25.

Đáp án C

Bài 18 trang 57 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa bội so với thể lưỡng bội ?

A. Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn.

B. Độ hữu thụ kém hơn.

C. Phát triển khoẻ hơn.

D. Có sức chống chịu tốt hơn.

Đáp án B

Bài 19 trang 57 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Thể đa bội thường gặp ở

A. động vật không có xương sống.

B. thực vật.

C. vi sinh vật.

D. động vật có xương sống.

Đáp án B

Bài 20 trang 57 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Ở cà chua (2n = 24 NST), số NST ở thể tứ bội là

A. 25     B. 27.

C. 36.     D. 48.

Đáp án D

Bài 21 trang 57 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do

A. NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li.

B. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân li.

C. sự tạo thành giao tử 2n từ thể lưỡng bội và sự thụ tinh của hai giao tử này.

D. sự thụ tinh của hai giao tử 2n thuộc hai cá thể khác nhau.

Đáp án A

Bài 22 trang 57 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tự đa bội ?

A. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.

B. Kích thước tế bào lớn hơn tế bào bình thường.

C. Phát triển khoẻ, chống chịu tốt.

D. Tăng khả năng sinh sản.

Đáp án D

Bài 23 trang 58 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Thể đa bội nào sau đây dễ tạo thành hơn qua giảm phân và thụ tinh ?

A. Giao tử n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 3n.

B. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 4n.

C. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 3n tạo hợp tử 5n.

D. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 4n tạo hợp tử 6n.

Đáp án A

Bài 24 trang 58 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Trong nguyên phân, những thể đa bội nào sau đây được tạo thành ?

A. 3n, 4n.     B. 4n, 5n.

C. 4n, 6n.     D. 4n, 8n.

Đáp án D

Bài 25 trang 58 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Vì sao thể đa bội ở động vật thường hiếm gặp ?

A. Vì quá trình nguyên phân luôn diễn ra bình thường.

B. Vì quá trình giảm phân luôn diễn ra bình thường.

C. Vì quá trình thụ tinh luôn diễn ra giữa các giao tư bình thường.

D. Vì cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hườns tới quá trình sinh sản.

Đáp án D

Bài 26 trang 58 Sách bài tập Sinh học lớp 9: So với thể dị bội thì thể đa bội có giá trị thực tiễn hơn như

A. cơ quan sinh dưỡng lớn hơn.

B. khả năng tạo giống tốt hơn.

C. khả năng nhân giống nhanh hơn.

D. ổn định hơn về giống.

Đáp án A

Bài 27 trang 58 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Đặc điểm của thường biến là

A. thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình.

B. không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình.

C. thay đổi kiểu gen và không thay đổi kiểu hình.

D. không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình.

Đáp án B

Bài 28 trang 58 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Hiện tượng nào sau đây là thường biến ?

A. Bố mẹ bình thường sinh con bạch tạng.

B. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.

C. Cây rau mác trên cạn có lá hình mũi mác, khi mọc dưới nước có thêm loại lá hình bản dài.

D. Lợn có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng.

Đáp án C

Bài 29 trang 59 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Sự phụ thuộc của tính trạng vào kiểu gen như thế nào ?

A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

B. Tính trạng chất lượng ít phụ thuộc vào kiểu gen.

C. Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

D. Bất kì loại tính trạng nào cũng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

Đáp án A

Bài 30 trang 59 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Điều nào sau đây không đúng với thường biến ?

A. Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng kiểu gen.

B. Thường biến phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.

C. Thường biến phát sinh trong đời cá thể không do biến đổi kiểu gen.

D. Thường biến di truyền được.

Đáp án D

Bài 31 trang 59 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng ?

A. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.

B. Mức phản ứng không được di truyền.

C. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.

D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.

Đáp án B

Bài 32 trang 59 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Ý không đúng khi quan sát một cây rau dừa nước là

A. khúc thân mọc trên bờ có đường kính nhỏ và chắc, lá nhỏ.

B. khúc thân mọc ven bờ có thân và lá lớn hơn.

C. khúc thân mọc trải trên mặt nước thì thân có đường kính lớn hơn khúc thân mọc trên bờ và khúc thân mọc ven bờ và ở mỗi đốt, một phần rễ biến thành phao, lá cũng to hơn.

D. khúc thân mọc trên bờ có đường kính lớn và chắc, lá to.

Đáp án D

Bài 33 trang 59 Sách bài tập Sinh học lớp 9: Kiểu hình là

A. kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

B. kết quả sự tác động của kiểu gen.

C. kết quả sự tác động của môi trường.

D. kết quả biểu hiện của đột biến.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 9 hay khác: