Bài 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 trang 10 SBT Toán 6 tập 1


Bài 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 trang 10 SBT Toán 6 tập 1

Bài 29 trang 10 SBT Toán 6 tập 1: Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?

a. Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 5 = 13

b. Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 8 = 8

c. Tập hợp C các số tự nhiên x mà x.0 = 0

d. Tập hợp D các số tự nhiên x mà x.0 = 7

Lời giải:

a. Ta có: x – 5 = 13 => x = 18. Vậy A = {18}

Tập hợp A có một phần tử

b. Ta có: x + 8 = 8 => x = 0. Vậy B = {0}

Tập hợp B có một phần tử

c. Ta có: x.0 = 0 => x ∈ N. Vậy C = N

Tập hợp C có vô số phần tử

d. Ta có : x.0 = 7. Vậy D = ∅

Vậy tập hợp D không có phần tử nào

Bài 30 trang 10 SBT Toán 6 tập 1: Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?

a. Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 50

b. Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9.

Lời giải:

a. Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 50 là: A = {1; 2;...50}

Tập hợp A có (50 – 0) + 1 = 51 phần tử

b. Vì 8 và 9 là hai số tự nhiên liên tiếp nên không có số tự nhiên nào lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9.

Vậy tập hợp B không có phần tử nào.

Bài 31 trang 10 SBT Toán 6 tập 1: Cho A = {0}. Có thể nói rằng A = ∅ được không?

Lời giải:

Không. Vì tập hợp rỗng không có phần tử nào trong khi tập hợp A có một phần tử là 0.

Bài 32 trang 10 SBT Toán 6 tập 1: Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 6, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 8, rồi dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện mối quan hệ giữa hai tập hợp trên.

Lời giải:

Tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4; 5 }

B = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7 }

Ta có A ⊂ B

Bài 33 trang 10 SBT Toán 6 tập 1: Cho tập hợp A = {8;10}. Điền kí hiệu ⊂ ∈ hoặc = vào ô trống:

Bài 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 trang 10 SBT Toán 6 tập 1 | Giải sách bài tập Toán lớp 6

Lời giải:

Bài 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 trang 10 SBT Toán 6 tập 1 | Giải sách bài tập Toán lớp 6

Bài 34 trang 10 SBT Toán 6 tập 1: tính số phần tử của các tập hợp:

a. A = {40; 41; 42...; 99; 100}

b. B = {10; 12; 14..; 96; 98}

c. C ={35; 37;...; 103; 105}

Lời giải:

a.Tập hợp A gồm các số tự nhiên liên tiếp từ 40 đến 100 nên số phần tử của tập A là:

(100 – 40) + 1 = 61

Vậy tập hợp A có 61 phần tử

b.Tập hợp B gồm các số tự nhiên chẵn liên tiếp từ 10 đến 98 nên số phần tử của tập hợp B là:

(98 - 10) : 2 + 1 = 45

Vậy tập hợp B có 45 phần tử

c.Tập hợp C gồm các số tự nhiên lẻ liên tiếp từ 35 đến 105 nên số phần tử của tập hợp B là:

(105 – 35) : 2 + 1 = 36

Vậy tập hợp C có 36 phần tử

Bài 35 trang 10 SBT Toán 6 tập 1: cho hai tập hợp A = {a,b,c,d} và B = {a,b}

a. Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập A và B

b. Dùng hình vẽ minh hoạ hai tập A và B

Lời giải:

a. Ta có: B ⊂ A

b:

Bài 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 trang 10 SBT Toán 6 tập 1 | Giải sách bài tập Toán lớp 6

Bài 36 trang 10 SBT Toán 6 tập 1: cho tập hợp A = {1;2;3}. Trong các cách viết sau cách viết nào đúng, cách viết nào sai?

1 ∈A

{1}∈ A

3 ⊂ A

{2,3} ⊂ A

Lời giải:

1 ∈A Đúng     {1}∈ A Sai     3 ⊂ A Sai     {2,3} ⊂ A Đúng

Bài 37 trang 10 SBT Toán 6 tập 1: Cho ví dụ hai tập hợp A và B mà A ⊂ B và B ⊂ A

Lời giải:

Ví dụ: A = {cam, quýt, bưởi}

B = {quýt, bưởi, cam}

Bài 38 trang 10 SBT Toán 6 tập 1: Cho tập hợp M ={ a,b,c}. Viết các tập hợp con của tập M sao cho mỗi tập hợp con đó phải có hai phần tử.

Lời giải:

Các tập hợp con của M = {a,b,c} mà mỗi tập con của M phải có hai phần tử : {a,b}; {a,c}, {b.c}

Bài 39 trang 10 SBT Toán 6 tập 1: Gọi A là tập hợp các học sinh của lớp 6A có hai điểm 10 trở lên, B là tập hợp các học sinh lớp 6A có 3 điểm 10 trở lên, M là tập hợp các học sinh lớp 6A có 4 điểm 10 trở lên. Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai trong ba tập trên.

Lời giải:

B ⊂ A; M ⊂ B; M ⊂ A

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Toán 6 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Toán 6:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.