Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 Bài 1: Sống giản dị


Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 Bài 1: Sống giản dị

Bài 1: Sống giản dị

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 Bài 1: Sống giản dị hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Giáo Dục Công Dân 7.

Vở bài tập GDCD 7 Bài 1: Sống giản dị

I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Câu 1 (trang 5 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Những tấm ảnh có biểu hiện trái với giản dị là: ảnh 2, ảnh 7, ảnh 8

Câu 2 (trang 6 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Sống giản dị là sống không xa hoa, lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài, sống phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của bản thân, gia đình, xã hội

Chúng ta cần sống giản dị bởi giản dị giúp con người dễ hòa đồng, hòa nhập với cộng đồng, xã hội, được mọi người yêu quý, coi trọng, giúp ta tiết kiệm thời gian, tiền bạc, làm cho cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản hơn

Câu 3 (trang 7 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Sống phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình, xã hội là:

   - Hài lòng, trân trọng với những thứ mình đang có không đua đòi, chạy theo vật chất bên ngoài

   - Biết bản thân mình là ai, mình đang có những gì, tận dụng và sử dụng nó một cách hợp lí

   - Sử dụng mọi thứ một cách hợp lí, không sa hoa, lãng phí

   - Sống tiết kiệm, phù hợp với điều kiện gia đình

   - Không hoang phí làm tổn thất xã hội

Câu 4 (trang 7 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Một số biểu hiện của lối sống giản dị:

   - Đi đứng nhẹ nhàng, uyển chuyển, không ồn ào

   - Cách ăn mặc: Không màu mè, không rách rưới, ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi

   - Cách nói năng giao tiếp: Nói năng tế nhị, khiêm tốn nhẹ nhàng, lịch sự thoải mái, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng.

   - Cách sử dụng của cải, vật chất: Không sử dụng đồ lãng phí, không đua đòi chạy theo những thứ sa hoa, phù phiếm, sống gọn gàng, ngăn nắp,...

Câu 5 (trang 7 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Xa hoa, cầu kì, phô trương, hình thức Luộm thuộm, cẩu thả
Ăn mặc lòe loẹt màu mè, khoe mẽ của cải, tổ chức sinh nhật hoành tráng trong khi gia đình không có điều kiện, đùa đòi chạy theo các mốt,... Ăn mặc rách rưới, bẩn thỉu, sống bừa bộn, làm việc dở dang, làm việc qua loa đại khái, đồ đạc không được sắp xếp cẩn thận,...

Câu 6 (trang 8 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

- Đối với cá nhân: Tiết kiện thời gian, tiền bạc, sống giản dị dễ hòa đồng và được mọi người yêu quý, bản thân cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn

- Đối với gia đình: Tiết kiệm cho gia đình, đem lại sự bình yên, hạnh phúc

- Đối với xã hội: Tạo ra những mỗi quan hệ chan hòa chân thành, loại trừ những thói hư tật xấu do xa hoa, lãng phí, tránh các tệ nạn xã hội, làm cho xã hội trở nên lành mạnh hơn

Câu 7 (trang 8 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Học sinh THCS cần thực hiện lối sống giản dị:

   - Ăn mặc đúng lứa tuổi, không son phấn, không nhuộm tóc, không ăn mặc gợi cảm, thực hiện đúng nội quy của trường, lớp

   - Khiêm tốn, giản dị không sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình, không đua đòi theo bạn bè

   - Sống lành mạnh, không hút thuốc, không uống rượu

   - Ngăn nắp, gọn gàng, không bừa bộn, cẩu thả

Câu 8 (trang 8 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

- Liên hệ: Bản thân em đã sống giản dị, đúng tác phong của một học sinh, nói năng lịch sự, nhẹ nhàng, khiêm tốn, không đua đòi, hòa nhã với bạn bè, không khoe khoang, ăn mặc lịch sự,...

- Em thấy mình rất cần sống giản dị tại vì sống giản dị em sẽ dễ dàng hòa nhập với mọi người, được mọi người yêu quý, xem trọng, không tốn thời gian, tiền bạc, không để lãng phí của cải, bản thân sống giản dị sẽ trở nên thanh thản, thoải mái hơn

Câu 9 (trang 9 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

- Làm khi lành để dành khi đau

- Thì giờ là vàng bạc

- Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai

- Tích tiểu thành đại

- Năng nhặt chặt bị

Câu 10 (trang 9 Vở bài tập Giáo dục công dân 7): Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây

A. Gia đình nghèo thì mới cần sống giản dị

B. Học sinh phổ thông, không phân biệt con nhà giàu hay con nhà nghèo đều phải biết sống giản dị

C. Ăn mặc giản dị làm cho con người thiếu tự tin

D. Chỉ cần có cử chỉ đơn giản trong giao tiếp, không cần phải ăn mặc, nói năng giản dị.

Trả lời:

Chọn đáp án: B

Câu 11 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

a. Việc làm của Thúy là hành động thể hiện sự đua đòi, sống không phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện gia đình.

b. Nếu là bạn Thúy em sẽ khuyên bạn: Không nên đua đòi bạn bè, xin tiền mẹ để tổ chức sinh nhật, phải biết sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình, biết thương mẹ hơn

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Em tán thành với ý kiến của bạn Hà. Tại vì giản dị là lối sống cần có ở mỗi người, dù nhà giàu hay nghèo, sống giản dị sẽ dễ hòa nhập, hòa đồng với mọi người, được người khác yêu quý, kính trọng hơn

Câu 2 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Một số tấm gương giản dị:

Trong khu phố em có bác An, là giám đốc một công ti lớn. Mặc dù giàu có nhưng bác sống rất hòa đồng với mọi người trong khu phố, không tỏ ra mình giàu, bác sống giản dị, khiêm nhường, thường xuyên tham gia các hoạt động của khu dân cư, bác được bà con trong khu dân cư vô cùng yêu quý và tin tưởng.

Bạn Thanh là học sinh giỏi của lớp, dù vậy nhưng bạn không bao giờ tỏ ra kiêu căng, ngạo mạn, bạn thường xuyên chỉ bài cho các bạn trong lớp, sống rất hòa đồng. Thành tích của bạn ở lớp, ở trường rất cao nhưng chưa bao giờ bạn khoe khoang và coi thường bạn bè. Thanh được các bạn trong lớp rất tin yêu và quý mến

Câu 3 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp, chất lượng bên trong, xem những giá trị bên trong tốt hơn các giá trị bề ngoài. Câu tục ngữ đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.

III. Truyện đọc, thông tin

Câu a (trang 12 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Bác Hồ của chúng ta đã sống một cuộc đời vô cùng giản dị, trong sạch: Bác không cần người khác phục vụ vì Bác cho rằng mình không phải là vua, Bác không bao giờ ăn đồ ngon một mình, cũng không muốn được cung tiến đồ ăn ngon, Bác không muốn vì đồ ăn ngon mà phải đánh đổi bằng sự phiền hà, mệt nhọc của người khác, Bác không cần câu nệ, lễ nghi.

Câu b (trang 12 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Bác Hồ có lối sống giản dị như vậy bởi Bác là người sống trong dân, gần dân và thấu hiểu nỗi lòng của dân, thương dân

Bác là người có phẩm chất cao quý, có lối sống trong sạch.

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 hay, ngắn gọn khác: