Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân 7 Bài 7: Đoàn kết, tương trợ
Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 Bài 7: Đoàn kết, tương trợ
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 Bài 7: Đoàn kết, tương trợ hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Giáo Dục Công Dân 7.
Vở bài tập GDCD 7 Bài 7: Đoàn kết, tương trợ
I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Câu 1 (trang 39 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
Đoàn kết, tương trợ là là sự cảm thông, chia sẻ bằng việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn
Con người cần phải đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống tại vì: Đoàn kết tương trợ giúp ta dễ dành hòa nhập hợp tác với mọi người, được mọi người yêu quý, tạo nên sức mạnh để ta vượt qua mọi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Câu 2 (trang 40 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
Đoàn kết tương trợ | Trái với đoàn kết tương trợ |
Giúp bạn trong học tập, quyên góp ủng hộ người nghèo, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, giảng bài cho bạn học yếu, mua tăm ủng hộ người mù,.. | Gây lộn, đánh nhau với người khác, thờ ơ mặc kệ trước sự khó khăn của người khác, chia bè phái trong lớp, cười đùa trước nỗi đau của người khác, coi thương người nghèo... |
Câu 3 (trang 40 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
- Ở lớp em: Không chia bè phái trong lớp, giúp đỡ những bạn hộc kém để cùng tiến bộ, tập thể lớp đoàn kết đưa đất nước đi lên
- Ở trường em: Các hoạt động quyên góp giấy vụn, quyên góp sách vở và quần áo cũ, tổ chức các hoạt động tập thể,...
- Ngoài xã hội: Giúp đỡ người già, trẻ em, không gây gổ, đánh nhau làm mất trật tự xã hội, ủng hộ giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật.
Câu 4 (trang 41 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
Trong học tập và trong cuộc sống, học sinh cần đoàn kết, tương trợ bằng cách: Bạn bè giúp đỡ nhau trong học tập, tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, trước hoàn cảnh khó khăn của bạn bè phải biết san sẻ, giúp đỡ, ủng hộ, quyên góp tiền giúp đỡ người nghèo, người già neo đơn, biết chia sẻ với những hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, không kì thị người nghèo,...
Câu 5 (trang 41 Vở bài tập Giáo dục công dân 7): Hành vi nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ?
A. Chép bào cho bạn khi bạn ốm
B. Làm bài tập hộ bạn
C. Bênh vực bạn thân khi bạn có khuyết điểm
D. Cho bạn chép bài để bạn cùng được điểm cao như mình
E. Giảng cho bạn bài tập khó ở nhà
G. Bảo vệ ý kiến đúng của bạn
H. Đánh lại người khác khi đã đánh bạn mình
Trả lời:
Chọn đáp án A, E, G
Câu 6 (trang 41 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
1. Em tán thành cách xử sự của Lan trước đề nghị của Liên. Tại vì:
Khi cho bạn chép bài cũng là tiếp tay cho hành vi thiếu trung thưc trong học tập, bạn bè tương trợ nhau là giúp đỡ nhau tiến bộ lên chứ không phải cho nhau chép bài để cùng được điểm cao.
2. Cách hiểu về đoàn kết, tương trợ của Liên chưa đúng. Tại vì hành động chép bài của bạn là hành động thiếu trung thực trong học tập, tương trợ phải là để cho nhau cũng tốt lên, cho bạn chép bài có thể cả 2 sẽ cùng được điểm cao nhưng đó không phải là năng lực thực chất của bạn.
Câu 7 (trang 42 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
Ý kiến | Đúng | Sai |
A. Đoàn kết giúp chúng ta thành công trong cuộc sống | x | |
B. Đoàn kết là kết bạn với những người mình thích và không chơi với những người mình không thích | x | |
C. Chỉ cần đoàn kết những khi khó khăn, khi bình thường không cần phải đoàn kết | x | |
D. Đoàn kết rất cần thiết với chúng ta ở mọi lúc mọi nơi | x | |
E. Học sinh cũng cần phải đoàn kết trong học tập, trong sinh hoạt và trong cuộc sống | x | |
G. Trẻ em chưa cần đoàn kết vì còn nhỏ tuổi chưa làm công việc quan trọng | x | |
H. Đoàn kết bao giờ cũng tạo thêm sức mạnh cho con người | x |
Câu 8 (trang 42 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
- Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
- Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Lá lành đùm lá rách
- Đoàn kết thì sống/Chia rẽ thì chết
II. Bài tập nâng cao
Câu 1 (trang 43 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
Ý nghĩa câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
Nghĩa đen khẳng định sự lẻ loi, đơn độc của một cái cây nếu nó đứng một mình. Bản thân cái cây đó thật nhỏ bé. Nhưng nếu có nhiều cây sẽ tạo nên một khu rừng.
Nghĩa bóng: Khuyên chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, để có thể chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm, khắc phục khó khăn, cải tạo cuộc sống... để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Câu 2 (trang 43 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
a. Nếu trong lớp có hiện tượng như lớp 7C, em sẽ tổ chức một cuộc họp lớp, ở đó có đông đủ các bạn, em sẽ khuyên các bạn không nên nói xấu gièm pha nhau gây mất đoàn kết trong tập thể lớp, sau đó em sẽ nhờ cô giáo vào cuộc để cô có những bài học giúp các bạn nhận ra sự sai trái của mình
b. Sự mất đoàn kết của hai nhóm bạn trong một lớp có thể dẫn đến hậu qủa là gây gổ, đánh cãi nhau, hạ thấp danh dự của nhau trong lớp thậm chí ngoài lớp học
c. Nếu làm cho hai nhóm vui vẻ, đoàn kết với nhau, các bạn sẽ biết thương yêu quý trọng nhau nhiều hơn, tập thể lớp sẽ trở nên vững mạnh và đi lên
III. Truyện đọc, thông tin
Tổ đoàn kết, tương trợ ở xã Đông Phú huyện Châu Thành đã mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân trong xã: Chỉ cho các hội viên cách thức làm ăn giới thiệu về các mô hình sản xuất, cho hội viên vay vốn sản xuất phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo. Hội tập hợp được nhiều hộ kinh doanh sản xuất chia sẻ, giúp đỡ cho nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau phát triển