Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân 7 Bài 8: Khoan dung
Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 Bài 8: Khoan dung
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 Bài 8: Khoan dung hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Giáo Dục Công Dân 7.
Vở bài tập GDCD 7 Bài 8: Khoan dung
I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Câu 1 (trang 45 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
Người khoan dung là người luôn rộng lòng tha thứ cho những người biết sai và sửa sai, tôn trọng sở thích, thói quen, lời nói của người khác và thông cảm với những khó khăn, những hoàn cảnh của người khác
Câu 2 (trang 46 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
Một số ví dụ về lòng khoan dung: Nhường nhịn em nhỏ, không chấp nhặt , không đối xử thô bạo, biết thông cảm nhường nhịn, tha thứ cho những người biết xin lỗi và sửa sai, công bằng, vô tư khi nhận xét người khác,...
Câu 3 (trang 46 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
Khoan dung | Trái với khoan dung |
Lắng nghe, cảm thông, chia sẻ với người khác, mong muốn người có khuyết điểm sửa chữa, bỏ qua những khuyết điểm nhỏ cho bạn, tha thứ cho những người có thành ý sửa lỗi, kiềm chế bản thân không thô bạo, chấp nhặt,... | Trách mắng người khác, trả đũa người khác, không biết lắng nghe, không bỏ qua lỗi cho bạn khi bạn không cố ý, chê bai người khác, bới móc khuyết điểm của người khác,... |
Câu 4 (trang 46 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
- Đối với mỗi người: Lòng khoan dung khiến cho ta được mọi người yêu quý, kính trọng nhiều hơn, cuộc sống của ta sẽ trở nên nhanh thản, nhẹ nhàng và thoải mái hơn
- Đối với xã hội: Mỗi quan hệ giữa người với người thêm khăng khít, gắn bó, xã hội ngày càng phát triển vững mạnh hơn
Câu 5 (trang 46 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
Trong cuộc sống, học sinh trung học cơ sở cần thể hiện lòng khoan dung với mọi người như sau: Biết yêu quý, chia sẻ giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh, sống tình cảm, biết quan tâm tới mọi người, không bới móc khuyết điểm của người khác, không giận dỗi, trả thù, không cố ý chê bai bạn, sẵn sàng tha thứ cho những người có ý nhận lỗi và sửa sai,..
Câu 6 (trang 47 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
Khi bạn trong lớp em có mắc khuyết điểm, em sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở và khuyên bạn nên xin lỗi cả lớp và sửa sai, nếu như bạn có thành ý sửa lỗi thì em sẽ vui mừng và bỏ qua lỗi của bạn, còn nếu bạn không chịu sửa đổi vẫn cố chấp em sẽ nhờ cô giáo giải quyết.
Câu 7 (trang 47 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
Hành vi, việc làm | Khoan dung | Không khoan dung |
A. Bỏ qua những khuyết điểm nhỏ của bạn | x | |
B. Hay chê bai người khác | x | |
C. Bới móc khuyết điểm của người khác để phê bình | x | |
D. Lắng nghe và thông cảm, chia sẻ với người khác | x | |
E. Mong muốn người có khuyết điểm sửa chữa | x | |
G. Mang nặng thành kiến với người có khuyết điểm | x |
Câu 8 (trang 47 Vở bài tập Giáo dục công dân 7): Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lòng khoan dung
A. Cây ngay không sợ chết đứng
B. Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại
C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no
D. Chị ngã em nâng
Trả lời:
Chọn đáp án B
Câu 9 (trang 47 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
a. Biểu hiện của Yến thể hiện sự thiếu khoan dung, không tha thứ cho những lỗi lầm của bạn, mà rõ ràng Ngân không cố ý gây ra lỗi, và Ngân cũng đã chân thành xin lỗi Yến.
b. Nếu Yến tiếp tục giận mình, em sẽ tiếp tục xin lỗi và mua trả bạn một cuốn sánh mới.
Câu 10 (trang 48 Vở bài tập Giáo dục công dân 7): Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về lòng khoan dung?
A. Chín bỏ làm mười
B. Một điều nhịn, chín điều lành
C. Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại
D. Bán anh em xa mua láng giềng gần
Trả lời:
Chọn đáp án: D
II. Bài tập nâng cao
Câu 1 (trang 48 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
Em không đồng ý với ý kiến này. Trong cuộc sống không ai là hoàn hảo, ai ai cũng sẽ từng mắc sai lầm và cần có cơ hội đượi sửa chữa, cũng không phải cuộc sống của ai cũng luôn bằng phẳng, suôn sẻ mà sẽ có những lúc gặp khó khăn, trở ngại cần được quan tâm, sẻ chia giúp đỡ, vì thế ở tuổi nào cũng cần phải có trong mình lòng khoan dung.
Câu 2 (trang 48 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
a. Thanh là người đã vi phạm lỗi, vi phạm kỉ luật của lớp học và cách ứng xử với giáo viên, ban đầu không biết hối lỗi nhưng về sau đã nhận ra sao lầm, biết xin lỗi và sửa lỗi.
b. Cách ứng xử của cô Huyền chứng tỏ cô là một người khoan dung. Chính sự khoan dung của cô đã giúp học trò trưởng thành và tiến bộ hơn, và chắc chắc cô sẽ được học trò yêu quý, kính trọng.
Câu 3 (trang 49 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
Trong lớp em, Lê Ngân là một học sinh giỏi toàn diện, hơn thể bạn còn rất xinh gái và tốt bụng cho nên được nhiều thầy cô quý mến. Một nhóm bạn trong lớp tỏ ra ganh ghét, đố kị và luôn tìm cơ hội để nói xấu Lê Ngân. Hôm đó, cả lớp xuống sân trường học thể dục, riêng Ngân bị đau bụng nên xin phép thầy giáo ở trên lớp. Sau tiết học đó, Nam - một bạn trong lớp phát hiện bị mất tiền. Nhóm bạn kia đổ cho Ngân là người lấy vì chỉ có một mình Ngân ở trên lớp khi đó. Các bạn kia đi mách cô giáo, cố tình nói to, làm to sự việc, Ngân khi đó vừa khóc vừa giải thích vì cảm thấy vô cùng oan ức, Một lúc sau, Nam phát hiện số tiền đó được kẹp trong một cuốn sách mà bạn quên mất, Ngân được minh oan. Nhóm bạn kia cảm thấy vô cùng rất xấu hổ, sau đó cả nhóm đã đến và xin lỗi Ngân. Khi đó, Ngân đã nở một nụ cười thật tươi, sẵn sàng tha lỗi cho các bạn,
III. Truyện đọc, thông tin
Câu a (trang 51 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
Biểu hiện về lòng khoan dung cuả Bác:
- Với các cháu học sinh hư, Bác không trách phạt, mắng mỏ mà nhận lỗi về người lớn, những người dạy dỗ chúng, chú ý đến việc các cháu thiếu tình cảm gia đình, phải tìm cách bù đắp.
- Coi trọng trẻ em là một thực thể nhân cách đáng tôn trọng chứ không phải chỉ để yêu mến.
- Nhìn nhận khuyết điểm, nhược điểm của con người một cách bình tĩnh, uốn nắn những sai lầm, khuyết điểm một cách chân tình và kịp thời.
Câu b (trang 51 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):
Trả lời:
Bác Hồ có lòng nhân ái, khoan dung với con người bởi vì xuất phát từ nhân cách đạo đức cao đẹp của Bác, Bác rất biết hiểu và thông cảm cho người khác, luôn đặt mình vào vị trí của họ