Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân 7 Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ


Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Giáo Dục Công Dân 7.

Vở bài tập GDCD 7 Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Câu 1 (trang 56 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối truyền thống và phát triển làm rạng rỡ thêm truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bởi vì mỗi gia đình đều thuộc về một dòng họ, khi mỗi cá nhân trong gia đình làm tốt vai trò của mình thì sẽ đem đến những vinh quang cho dòng họ, làm cho dòng họ thêm vẻ vang, phát triển

Câu 2 (trang 56 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: Tìm hiểu về truyền thống của gia đình, dòng họ, kiên trì nỗ lực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống, giới thiệu truyền thống gia đìnhm dòng họ để mọi người biết tới, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội làm rạng rỡ dòng họ,...

Câu 3 (trang 56 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

- Đối với mỗi cá nhân: Con cháu có thể học tập, có thêm sức mạnh để không ngừng vươn lên, thể hiện lòng biết ơn với ông bà tổ tiên đạo lí của dân tộc

- Đối với xã hội: Làm phong phú bản sắc gia đình, dân tộc

Câu 4 (trang 57 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

- Các truyền thống của gia đình, dòng họ em: Truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết, truyền thống yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, truyền thống nghề giáo, truyền thống trồng trọt, chăn nuôi,...

- Em đã và đang giữ gìn, phát huy truyền thống ấy bằng cách chăm chỉ học tập, rèn luyện, chăm học, chăm làm

Câu 5 (trang 57 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Những bổn phận của học sinh trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ: Tìm hiểu về truyền thống của gia đình, dòng họ, tự hào về những truyền thống ấy, chăm chỉ học tập rèn luyện phát huy tài năng của bản thân,...

Câu 6 (trang 57 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Hành vi, thái độ Đúng Sai
A. Bán báu vật của cha ông để lại lấy tiền tiêu sài x
B. Lưu giữ cẩn thận cuốn gia phả gia đình x
C. Tự hào về gia đình, dòng họ x
D. Con cái theo nghề dạy học của mẹ x
E. Chê bai dòng họ mình học kém vì không có người giữ chức vụ lớn trong cơ quan nhà nước x
G. Không muốn theo nghề truyền thống của dòng họ vì cho rằng đã lỗi thời x
H. Luôn tự hào về dòng họ mìnhx

Câu 7 (trang 58 Vở bài tập Giáo dục công dân 7): Câu tục ngữ nào dưới đây nói về giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ?

A. Con hơn cha là nhà có phúc

B. Cây có cội nước có nguồn

C. Thương người như thể thương thân

D. Một giọt máu đào hơn ao nước lã

Trả lời:

Lựa chọn đáp án: A

Câu 8 (trang 58 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Suy nghĩ của Minh thể hiện là người không biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Bởi vì bố mẹ Minh đều là những người có địa vị xã hội, gia đình khá giả, nếu như Minh không biết cố gắng thì sẽ trở thành một con người ỷ lại, là gánh nặng của gia đình

Câu 9 (trang 58 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

- Con hơn cha là nhà có phúc

- Giấy rách phải giữ lấy lề

- Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Nhà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 59 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Hạnh chưa hiểu đúng về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Tại vì, truyền thống nghĩa là đã có từ rất lâu, nhiều gia đình trong dòng họ đã theo nghề và trở thành dòng họ nổi tiếng. Không nhất thiết phải có nhiều người hoc hành cao mới đáng để tự hào bởi mỗi dòng họ lại có một truyền thống riêng.

Câu 2 (trang 59 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Anh Nam là cháu trưởng của một dòng họ, anh vốn là người thông minh, học giỏi có chí phấn đấu, sau khi học xong cấp 3, anh thi đỗ học viện Nông nghiệp, ở đó anh được học những kĩ thuật về chăn nuôi, canh tác. Là một sinh viên giỏi được giữ lại trường nhưng anh đã từ chối và quyết định trở về quê hương, dòng họ để phát triển truyền thống canh tác nông nghiệp của dòng họ. Anh dạy mội người trong họ những kĩ thuật canh tác đạt sản lượng cao, truyền thống của dòng họ ngày càng phát triển.

Câu 3 (trang 59 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến trên, bởi vì đã là truyền thống thì phải được lưu giữ từ đời này qua đời khác, được hình thành từ quá khứ và con cháu đời sau phải có trách nhiệm giữ gìn và phát triển nó.

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 hay, ngắn gọn khác: