Giáo án Địa Lí 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản - Kết nối tri thức
Giáo án Địa Lí 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản - Kết nối tri thức
BÀI 13. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH TRÊN TRÁI ĐẤT.
KHOÁNG SẢN
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU :
Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất.
- Kể được tên một số loại khoáng sản.
- Có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm:
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học
- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.
b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Tác động của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh không giống nhau ở mọi nơi trên Trái Đất đã tạo nên sự đa dạng về địa hình và khoáng sản. Trên bề mặt Trái Đất có các dạng địa hình chính và các loại khoáng sản nào? Dựa vào đâu để phân biệt chúng?
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
HS: Trình bày kết quả
|
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới
HS: Lắng nghe, vào bài mới
|
|
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới |
Hoạt động 2.1:
a. Mục đích: HS biết độ cao so với mực nước biển và đặc điểm của các dạng địa hình.
b. Nội dung: Các dạng địa hình chính
c. Sản phẩm: bài thuyết trình và sản phẩm của HS
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS quan sát hình ảnh và kiến thức SGK, thảo luận nhóm để hoàn thành bảng sau:
Nhóm 1,2: tìm hiểu về Núi.
Nhóm 3,4: Tìm hiểu về Đồi.
Nhóm 5,6: Tìm hiểu về cao nguyên
Các dạng địa hình |
Độ cao so với mực nước biển |
Đặc điểm |
Núi |
Đồi |
Cao nguyên |
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
|
1. Các dạng địa hình chính
(Bảng chuẩn kiến thức)
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
|
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
|
|
Bảng chuẩn kiến thức
Các dạng địa hình |
Độ cao so với mực nước biển |
Đặc điểm |
Núi |
Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500m trở lên |
Núi thường có đỉnh nhọn, sườn dốc. |
Đồi |
. Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200 m. |
Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải |
Cao nguyên |
cao trên 500m so với mực nước biển |
vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh. |
|
Hoạt động 2.2: Khoáng sản
a. Mục đích: HS biết được tên các loại khaongs sản và công dụng của chúng
b. Nội dung: Tìm hiểu 2. Khoáng sản
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV : HS đọc thông tin SGK, thảo luận cặp đôi để hoàn thành các nội dung sau.
1. Em hãy cho biết trong các đối tượng sau, đối tượng nào là khoáng sản: nhựa, than đá, gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi.
2.Hãy kể tên ít nhất một vật dụng hằng ngày em thường sử dụng được làm từ khoáng sản.
3.Sắp xếp các loại khoáng sản sau vào ba nhóm sao cho đúng: vàng, nước khoáng, kim cương, than bùn, khí thiên nhiên, cao lanh, niken, phốt phát, bô-xít
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
|
2. Khoáng sản
-Khoáng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.
- Khoáng sản gồm 3 loại: Năng lượng, kim loại và phi kim.
- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản có trữ lượng và chất lượng có thể khai thác đề sử dụng vào mục đích kinh tế.
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
|
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
|
|
Hoạt động 3: Luyện tập.
a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học
b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Cách thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập |
GV: đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học hôm nay.
HS: lắng nghe
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập |
HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng |
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận |
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm |
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập |
GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học |
|
Hoạt động 4. Vận dụng
a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng những vật liệu gì có nguồn gốc từ khoáng sản?
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
|
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
|
|