Giáo án Địa Lí 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ - Kết nối tri thức
Giáo án Địa Lí 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ - Kết nối tri thức
Bài 4. KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ.
TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức:
+ Hiểu rõ khái niệm ký hiệu bản đồ là gì
+ Biết các loại ký hiệu được sử dụng trong bản đồ.
+ Biết dựa vào bản đồ lý giải để tìm hiểu đặc điểm các đối tượng địa lý trên bản đồ
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: - Đọc được các kí hiệu và chú giải trên các bản đồ. Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. Biết tìm đường đi trên bản đồ.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học
- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Một số bản đồ giáo khoa như bản đồ hình thể, các miền tự nhiên, bản đồ địa hình tỉ lệ lớn, bản đồ hành chính,...
- Các bản đồ trong SGK: bản đồ hành chính Việt Nam; bản đồ tự nhiên thế giới; bán cầu Tây, bán cầu Đông; một số bản đồ địa phương có tỉ lệ lớn như bản đồ các điểm du lịch để HS vận dụng cách tìm đường đi trên bản đồ
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.
b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS quan sát tình huống sau
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
HS: Trình bày kết quả
|
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới
HS: Lắng nghe, vào bài mới
|
|
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới |
Hoạt động 2.1: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ
a. Mục đích: HS Trình bày được khái niệm, các loại kí hiệu của bản đồ
b. Nội dung: Tìm hiểu về Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Cho HS quan sát 1 số bản đồ. Thảo luận theo nhóm nội dung sau.
Nhóm 1, 3
? Trên BĐ người ta thể hiện những gì?
? Ký hiệu bản đồ là gì?
Nhóm 2, 4
Hãy kể thêm tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích.
Nhóm 5,6
Quan sát hai bảng chú giải ở hình 2, hãy:
-Cho biết bảng chú giải nào của bản đồ hành chính, bảng chú giải nào của bản đồ tự nhiên.
-Kề ít nhất ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính và ba đối tượng địa lí được thề hiện trên bản đồ tự nhiên
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
|
1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ
a. Định nghĩa:
Ký hiệu BĐ là những dấu hiệu quy ước (màu sắc, hình vẽ) thể hiện đặc trưng các đối tượng địa lý
Các loại ký hiệu:
Kí hiệu điểm |
•4* Sân bay
Càng biển
♦ Nhà máy thuỷ điện
|
Kí hiệu đường |
Biên giới quốc gia
Đường bộ
Đường sát
|
Kí hiệu diện tích |
Đất cát |
Đất phù sa sông |
Đất phèn |
b/ Bảng chú giải
+ Trong bảng chú giải của bản đồ hành chính thể hiện các đối tượng: Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố, thị xã đó là những đơn vị hành chính và các đối tượng khác như biên giới quốc gia, ranh giới tỉnh, giao thông, sông ngòi,...
+ Trong bảng chú giải của bản đồ tự nhiên thể hiện: phân tầng độ cao, độ sâu (đậm,nhạt), đỉnh núi, điểm độ sâu, sông ngòi,...
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
|
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
|
|
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về Đọc một số bản đồ thông dụng
a. Mục đích: HS biết được các cách đọc bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính.
b. Nội dung: Tìm hiểu Đọc một số bản đồ thông dụng
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV
a) Cách đọc bản đồ
GV yêu cầu HS tìm hiểu các bước khi đọc một bản đổ và gọi một số HS trình bày lại
cách đọc bản đồ trên 1 bản đồ cụ thể được treo trên bảng.
b) Đọc bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính
- GV hướng dẫn HS quan sát, cùng trao đổi và hoàn thành việc đọc bản đổ này theo gợi ý.
Hoặc GV có thể chia lớp thành các nhóm để đọc bản đổ này, các nhóm khác trao đổi và bố
sung cho hoàn chỉnh.
Đọc bản đồ tự nhiên thế giới trang 96 - 97 SGK
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
|
2. Đọc một số bản đồ thông dụng:
a) Cách đọc bản đồ
- Đọc tên bản đồ
- Biết tỉ lệ bản đồ
- Đọc kí hiệu.
- Xác định các đối tượng địa lí cẩn quan tâm trên bản đồ.
- Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí.
b) Đọc bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính
- Đọc bản đồ tự nhiên:
+ Nội dung và lãnh thổ
+ Tỉ lệ bản đồ
+ Bảng chú giải thể hiện các yếu tố
+ Kể tên các đối tượng địa lí cụ thể
- Đọc bản đồ hành chính
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
|
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
|
|
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về Tìm đường đi trên bản đồ
a. Mục đích: HS biết được các cách đọc bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính.
b. Nội dung:Tìm đường đi trên bản đồ
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV lựa chọn một tờ bản đồ du lịch của một thành phố nào đó hay sơ đồ một khu du
lịch, một khu vực của thành phố. Sau đó giới thiệu các bước để tìm đường đi. HS quan sát
GV thực hiện và ghi nhớ các bước như trong SGK
) 1. Tìm trên bản đồ hình 3 các địa điểm: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Ga Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng.
2. Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đến Ga Đà Lạt, từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
|
3. Tìm đường đi trên bản đồ
Đề tìm đường đi trên bản đồ, cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ.
Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đích (ngắn nhất, thuận lợi nhất hoặc yêu cầu phải đi qua một số địa điểm cần thiết), đảm bảo tuân thủ theo quy định của luật an toàn giao thông.
Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế sẽ đi.
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
|
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
|
|
Hoạt động 3: Luyện tập.
a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học
b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Cách thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập |
GV: đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học hôm nay.
HS: lắng nghe
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập |
HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng |
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận |
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm |
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập |
GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học |
|
Hoạt động 4. Vận dụng
a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Đọc các kí hiệu bản đồ trên bản đồ của tỉnh mình.
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
|
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
|
|