X

Giáo án Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giáo án Địa Lí 6 Bài 24: Rừng nhiệt đới - Kết nối tri thức


Giáo án Địa Lí 6 Bài 24: Rừng nhiệt đới - Kết nối tri thức

BÀI 24. RỪNG NHIỆT ĐỚI

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU :

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt

- Có ý thức bảo vệ rừng

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: 

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự  nhiên.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm:

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c.  Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Trong các thảm thực vật ở đới nóng, rừng nhiệt đới có vai trò hết sức quan trọng đối với môi trường trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới có đặc điểm gì? Cần làm gì để bảo vệ rừng nhiệt đới?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1:

a. Mục đích:  HS nêu được sự phân bố, nhiệt độ, lượng mưa và sự phong phú của sinh vật

b. Nội dung: Đặc điểm rừng nhiệt đới

c.  Sản phẩm: bài thuyết trình và

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS thảo luận nhóm và hoàn thành bảng sau.

Phân bố

Nhiệt độ TB

Lượng mưa TB

Động vật

Thực vật

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

1/ Đặc điểm rừng nhiệt đới

(Bảng chuẩn kiến thức)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Bảng chuẩn kiến thức.

Phân bố

Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam

Nhiệt độ TB

Nhiệt độ trung bình năm trên 21 °C

Lượng mưa TB

Lượng mưa trung bình năm trên 1 700 mm

Động vật

Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ

Thực vật

Rừng gồm nhiều tầng: trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây

Hoạt động 2.2: Bảo vệ rừng nhiệt đới

a. Mục đích:  HS biết được vai trò của rừng nhiệt đới đối với sự sống của nhân loại và các giải pháp bảo vệ rừng

b. Nội dung: Tìm hiểu Bảo vệ rừng nhiệt đới

c.  Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS thảo luận cặp đôi các nội dung.

-               Vai trò của rừng nhiệt đới.

-               Hiện trạng rừng nhiệt đới.

-               Các giải pháp bảo vệ rừng

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

2/ Bảo vệ rừng nhiệt đới

- Vai trò của rừng nhiệt đới

hết sức quan trọng đối với việc ổn định khí hậu Trái Đất, đồng thời là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn dược liệu, thực phẩm vả gỗ

- Hiện trạng rừng nhiệt đới

diện tích rừng nhiệt đới đang giảm ở mức báo động, mỗi năm mất đi 130 nghìn km    do cháy rừng và các hoạt động của con người

- Các giải pháp bảo vệ rừng

mỗi chúng ta cần có hành động cụ thể như sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng một cách tiết kiệm và hợp lí, đồng thời bảo vệ và phát triển rừng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

c.  Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học hôm nay.

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c.  Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV:  HS hoàn thành các nội dung sau.

1/ Hãy giải thích vì sao rừng nhiệt đới có nhiều tầng.

 2/ Ở Việt Nam, kiều rừng nhiệt đới nào chiếm ưu thế? Em hãy tìm hiểu về kiều rừng đổ.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác: