Giáo án Địa Lí 6 Bài 16: Thủy quyền. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà - Chân trời sáng tạo
Giáo án Địa Lí 6 Bài 16: Thủy quyền. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà - Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU
Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Kể tên được các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển.
- Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước.
- Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà
- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên
3. Phẩm chất
-Trách nhiệm:
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học
- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.
b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện
Hoạt động của GV và HS
|
Nội dung chính
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV:
Trái Đất không giống với bất kì một hành tinh nào trong hệ Mặt Trời vì Trái Đất có nước. Nhờ có trước, Trái Đất trở thành một hành tinh có sự sống. Nước trên Trái Đất gồm những thành phần nào? Các thành phần ấy liên quan với nhau ra sao? Nước bao bọc khắp hành tinh, vì sao nhân loại vẫnlo thiếu nước.
Quan sát bứctranh và đọc tình huống sau.
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
|
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
HS: Trình bày kết quả
|
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới
HS: Lắng nghe, vào bài mới
|
|
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
|
Hoạt động 2.1: Thuỷ quyền
a. Mục đích: HS hiểu khái niệm thuỷ quyển, các thành phần củathuỷ quyền
b. Nội dung: Thuỷ quyền
c. Sản phẩm: bài thuyết trình và câu trả lời của HS
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
|
Nội dung chính
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV:
Quan sát hình 1
và đọc thông tin trong mục 1, em hãy:
- Nêu khái niệm thuỷ quyển
- Kể tên các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển.
- Cho biết nước ngọt tồn tại dưới những dạng nào. Nêu tỉ lệ của từng dạng.
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
|
I/ THUỶ QUYỂN, THÀNH PHẦN CHỦ YẾU CỦA THUỶ QUYỂN
- KN: Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nầm trên bề mặt và bên trong của vỏ Trái Đất;
- Gồm nước ở các đại dương, biển, sông, hồ, đầm lầy, nước dưới đất (nước ngầm), tuyết, băng và hơi nước trong khí quyền
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
|
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
|
|
Hoạt động 2.2: Vòng tuần hoàn lớn của nước
a. Mục đích: HS biết được các bước trong vòng tuần hoàn lớn của nước
b. Nội dung: Tìm hiểu Vòng tuần hoàn lớn của nước
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
|
Nội dung chính
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS Quan sát sơ đồ hình 2 và kết hợp với hiểu biết của em, hãy:
- Cho biết nước mưa rơi xuống bề mặt đất sẽ tồn tại ở những đâu.
- Mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
|
II/ Vòng tuần hoàn lớn của nước
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
|
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
|
|
Hoạt động 2.2: Nước ngầm (nước dưới đất)
a. Mục đích: HS biết được các yếu tố tạo nên lượng nước ngầm. và giá trị của nguồn nước ngầm.
b. Nội dung: Tìm hiểu Nước ngầm (nước dưới đất)
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
|
Nội dung chính
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
1/ Nước ngầm
Quan sát hình 16.4 và đọc thông tin trong bài, em hãy:
- So sánh tỷ lệ giữa nước mặn và nước ngọt trên Trái Đất.
- Cho biết tỷ lệ nước ngầm trong tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất.
- Nêu tầm quan trọng của nước ngầm
2/ Băng hà.
Quan sát hình 16.4, hình 16.5 và đọc thông tin trong bài, em hãy:
- Kê tên những nơi có băng hà.
- Xác định tỷlệ băng hà trong tổnglượng nước ngọt trên TráiĐất.
- Nêu tầm quan trọng của băng hà.
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
|
III/ Nước ngầm (nước dưới đất) và Băng hà (sông băng)
1/ Nước ngầm
- các yếu tố tạo nên lượng nước ngầm :Lượng nước ngầm nhiều hay ít, mực nước ngầm nông hay sâu phụ thuộc vào địa hình, nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi,...
- Vai trò: nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng trên thế giới. Nước ngẩm góp phần ổn định dòng chảy của sông ngòi; đồng thời, cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún
2/ Băng hà
Băng hà góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất, cung cấp nước cho các dòng sông
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
|
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
|
|
Hoạt động 3: Luyện tập.
a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học
b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Cách thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
|
GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau.
1.Hãy kểtên các thành phầnchủ yếucủa thuỷ quyên.
2.Hãy tìm vídụ cho thấy nước ngầm có tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước.
HS: lắng nghe
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
|
HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời.
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
|
HS lần lượt trả lời các câu hỏi
|
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
|
GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học
|
|
Hoạt động 4. Vận dụng
a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
|
Nội dung chính
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Nguồn nước ngọt hiện nay bị ô nhiễm nặng nề. Hãy tìm hiểumột sốnguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước ngọt ở địa phương em
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
|
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
|
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
|
|