X

Giáo án Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giáo án Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa - Chân trời sáng tạo


Giáo án Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa - Chân trời sáng tạo

I. MỤC TIÊU

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

- Trình bày được cấu tạo của Trái Đất

- Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau.

- Trình bày được hiện tượng động đất, núi lửa và nêu được nguyên nhân.

- Biết tìm kiếm thông tin về các thảm họa thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra vào nhau

2. Năng lực

* Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí:  - Nêu và xác định được trên lược đồ tên 7 địa mảng (mảng kiến tạo) lớn của vỏ Trái Đất và tên các cặp địa mảng xô vào nhau.- Sử dụng hình ảnh để xác định được cấu tạo bên trong của Trái Đất.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự  nhiên 

3. Phẩm chất

-Trách nhiệm: Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi.

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: - Sơ đồ cấu trúc bên trong của Trái Đất- Các video về cấu tạo của Trái Đất và các địa mảng- Phiếu học tập

- Lược đồ các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.


Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Năm 2018, núi lửa Sô-pu-tan (Soputan) ở In-đô-nê-xi-a (Indonesia) phun trào chi vài ngày sau trận động đất khoảng 7 độ richter. Vì sao động đất và núi lửa lại xuất hiện trên Trái Đất? Bên trong Trái Đất có những gì và cấu tạo ra sao? Con người đã nỗ lực khám phá bằng những cách nào?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới


Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Cấu tạo bên trong của Trái Đất

a. Mục đích: 

b. Nội dung: Cấu tạo bên trong của Trái Đất

c. Sản phẩm: bài thuyết trình và sản phẩm của HS

d. Cách thực hiện. 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS quan sát hình 9.1 trong SGK 

Giáo án Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa | Chân trời sáng tạo

hoặc video về cấu tạo của Trái Đất và dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để HS trao đổi và mô

tả được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp, tên các lớp đó

HS làm việc theo nhóm tìm hiểu về đặc điểm của ba lớp bằng cách hoàn thành phiếu học tập.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm của lớp man -ti.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm của lớp nhân


Lớp vỏ

Lớp manti

Lớp nhân

Độ dày




Trạng thái




Nhiệt độ.





HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

I/ Cấu tạo của Trái Đất

- Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp.

(Bảng chuẩn kiến thức)



Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời


Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài


Bảng chuẩn kiến thức

Giáo án Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa | Chân trời sáng tạo

Hoạt động 2.2: Các địa mảng (mảng kiến tạo)

a. Mục đích: HS kể tên được các mảng kiến tạo trên thế giới

b. Nội dung: Tìm hiểu Các địa mảng (mảng kiến tạo)

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: 

Dựa vào hình 9.3, 

Giáo án Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa | Chân trời sáng tạo

em hãy:

-Cho biết lớp vỏ Trái Đất có các mảng kiến tạo lớn nào?

-Xác định nơi tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo đang xô vào nhau và giữa các mảng đang tách xa nhau.đới tiếp giáp của các địa mảng:

HS đọc thông tin,

làm việc với hình 2, hướng dẫn HS đọc chú giải rồi đặt các câu hỏi: Các địa mảng đứng yên

hay có sự di chuyển? Các địa mảng nào xô vào nhau và xác định trên lược đồ các đới tiếp

giáp?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

II/ Các mảng kiến tạo


Mảng kiến tạo: Mảng Âu – Á, Mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Mảng Phi, Mảng Bắc Mỹ, Máng Nam Mỹ, Máng Nam Cực

Lưu ý: Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng nhỏ khác được đánh số. Việt Nam nằm ở

mảng Âu – Á


+ Các địa mảng có sự di chuyển (dựa vào hướng mũi tên để biết): tách xa nhau hoặc xô

vào nhau.


+ Các cặp mảng xô vào nhau: mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-]i-a, mảng Thái

Bình Dương và mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài


Hoạt động 2.3: Động đất

a. Mục đích: HS biết được nguyên nhân, hậu quả của động đất

b. Nội dung: Tìm hiểu Động đất

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS dựa vào thông tin trong SGK cho biết thế 

Giáo án Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa | Chân trời sáng tạo

Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy:

- Mô tả lại diễn biến, nguyên nhân và hậu quả của trận động đất.

- Xác định các vành đai động đất.

- Cho biết vành đai động đất trùng với ranh giới nào

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

III/ Động đất

- Động đất là những rung chuyển đột ngột mạnh mẽ của vỏ Trái Đất.


- Nguyên nhân: do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt

gãy trong vỏ Trái Đất

- Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng.


- Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài


Hoạt động 2.3: Núi lửa

a. Mục đích: HS biết được cấu tạo, nguyên nhân, hậu quả khi núi lửa xảy ra và dự báo núilửa hoạtđộng

b. Nội dung: Núi lửa

c. Sản phẩm: bài thuyết trình và sản phẩm của HS

d. Cách thực hiện. 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS đọc thông tin sgk, thảo luận cặp đôi hoàn thành bảng kiến thức sau.

Nguyên nhân sinh ra núi lửa


Các bộ phận núi lửa


Hậu quả do núi lửa hoạt động gây ra


Dấu hiệu nhận biết núi lửa chuẩn bị hoạt động


cách gì để phòng tránh



HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

IV/ Núi lửa

Nguyên nhân: sinh ra núi lửa là do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt các bộ phận của núi lửa: lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun.

- Hậu quả do núi lửa gây ra (tính mạng con người, môi trường, đời sống và sản xuất của con người) mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi,... Khi có các dấu hiệu đó, người dân phải nhanh chóng sơ tán


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời


Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài



Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức 

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Em hãy lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

- Giả sử khi đang ở trong lớp học, nếu có động đất xảy ra, em sẽ làm gì?

- Em hãy tìm các thông tin về động đất và núi lửa trên thế giới hiện nay

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức 

HS: Lắng nghe và ghi nhớ. 


Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác: