Giáo án GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì - Cánh diều


Giáo án Giáo dục công dân 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì - Cánh diều

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS

- Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì; biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

- Nhận biệt được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập.

+ Hợp tác, giải quyết vấn đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia giải quyệt nhiệm vụ học tập, trả lời các câu hỏi trong bài học.

- Năng lực đặc thù:

+ Điều chỉnh hành vi: Tự đánh giá mức độ siêng năng, kiên trì của bản thân, qua đó điều chỉnh tính siêng năng tham gia các hoạt động học tập ở lớp, ở nhà, trong lao động và trong cuộc sống hằng ngày.

+ Phát triên bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện tính kiên trì trong cuộc sống.

+ Tự duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi lười biếng, ý lại trong học tập, trốn tránh công việc, hay nản lòng trong học tập, lao động và trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

+ Chăm chỉ: Quý trọng, ủng hộ những người siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động.

+ Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Sự chuẩn bị của GV:

- Tài liệu SGK, SGV, SBT

- Các video clip liên quan đến bài học;

- Tranh ảnh về nội dung bài học;

- Phiếu học tập;

- Phương tiện thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ,... (nếu có);

- Giấy khổ lớn các loại.

2. Sự chuẩn bị của HS

- Tài liệu SGK, SBT

- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, huy động được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.

b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.

c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa

thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS cả lớp quan sát hình ảnh và nêu biểu hiện của hai bạn trong hình ảnh.

- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

+ Hình 1: Bạn nam không chịu suy nghĩ, bỏ dở bài tập.

+ Hình 2: Bạn nữ kiên trì suy nghĩ, quyết tâm làm bài tập.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Siêng năng, kiên trì là phẩm chất tốt đẹp của người lao động, mà học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện hằng ngày. Chăm chỉ làm việc và học hành một cách đều đặn, thường xuyên thì gọi là siêng năng cần cù nghĩa là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập. Để tìm hiểu kĩ hơn về tính siêng năng kiến trì, chúng ta vào bài học bài 3: Siêng năng, kiên trì.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm siêng năng, kiên trì

a. Mục tiêu: HS nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì

b. Nội dung: HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS

1) Dù không được mẹ đưa đến lớp học đàn dương cầm, nhưng Rô-bi vẫn tiếp tục luyện tập vì bạn quyết tâm phân đầu đề chơi được đàn dương cầm.

2) Rôbi thành công trong buổi biểu diễn vì đã chịu khó, miệt mài luyện tập đánh đàn một cách liên tục, không bỏ dở giữa chừng.

3) Khái niệm siêng năng, kiên trì

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin SGK trang 15  và thảo luận trả lời câu hỏi:

I. Thế nào là siêng năng, kiên trì

Vì sao Rô- bi vẫn tiếp tục luyện tập, dù không được mẹ đưa đến lớp?

- Dù không được mẹ đưa đến lớp học đàn dương cầm, nhưng Rô-bi vẫn tiếp tục luyện tập vì bạn quyết tâm phân đầu đề chơi được đàn dương cầm.

Điều gì giúp Rô – bi thành công trong buổi biểu diễn âm nhạc?

Rôbi thành công trong buổi biểu diễn vì đã chịu khó, miệt mài luyện tập đánh đàn một cách liên tục, không bỏ dở giữa chừng.

Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?

Khái niệm:

- Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.

- Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng, kiên trì

a. Mục tiêu: 

- Nêu được các biểu hiện siêng năng, kiên trì.

- Phát triển được năng lực, phát triển bản thân.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát cá nhân các hình 1,2,3,4 SGK.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập, phần tham gia trò chơi...)

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, phiếu bài tập và trò chơi “Tiếp sức”

Luật chơi: 

+ Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất.

+ Nhiệm vụ: Nêu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì 

+ Thời gian: Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

II. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì

* Biểu hiện siêng năng, kiên trì:

Trong học tập:

+ Đi học chuyên cần, 

+ chăm chỉ làm bài, 

+ Có kế hoạch học tập, bài khó không nản, tự giác học, đạt kết quả cao….

- Trong lao động: 

+ Chăm làm việc nhà, 

+ không bỏ dở công việc, 

+ không ngại khó, miệt mài với công việc, tìm tòi sáng tạo…

Trong hoạt động xã hội: 

+ Kiên trì luyện tập thể dục thể thao;

+ Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, dịch bệnh covid, bảo vệ môi trường,...

* Biểu hiện trái với siêng năng, kiên trìlười biếng, ỷ lại trong học tập, trốn tránh công việc; hay nản lòng trong học tập, lao động và trong cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: 

+ Nghe hướng dẫn.

+ Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.

+ Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 3. Tìm hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

a. Mục tiêu: Hiểu vì sao phải siêng năng, kiên trì.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học thông qua hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh: Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì là gì? 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi, câu hỏi phần đọc thông tin.

* Trò chơi “Thử tài hiểu biết”: ? Kể tên những tấm gương siêng năng, kiên trì mà em biết.

* Khai thác thông tin

a) Siêng năng, kiên trì đã mang lại kết quả gì cho Ê-đi-xơn?

b) Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? 

III. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì :

- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu cách rèn luyện siêng năng, kiên trì:

a. Mục tiêu: 

- Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tính siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác.

- Liệt kê được các biểu hiện siêng năng, kiên trì của bản thân.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh: Cách rèn luyện của học sinh về siêng năng, kiên trì.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hoạt động: Nêu những việc làm của em thể hiện sự siêng năng, kiên trì.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 4. Tôn trọng sự thật

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác: