Giáo án GDCD 6 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Giáo dục công dân 6
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu giáo án mới nhất giúp Thầy/Cô dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án môn GDCD 6.
Mục lục Giáo án GDCD 6 Cánh diều
Để mua trọn bộ Giáo án GDCD 6 Cánh diều mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
Giáo án GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
+ Nhận thức và tư duy về truyền thống của gia đình dòng họ.
+ Vận dụng: Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trong cuộc sống hàng ngày.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất yêu thương gia đình, họ hàng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6.
- Tranh ảnh, truyện thơ ca dao, tục ngữ, thành ngữ, âm nhạc, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có)
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Cả lớp cùng nghe bài hát Ba ngọn nến lung linh của nhạc sĩ Ngọc Lễ (hoặc một HS đại diện trong lớp đứng dậy hát). Em hãy cho biết nội dung bài hát Ba ngọn nến lung linh nói lên điều gì ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Nội dung bài hát: bố, me, con cái được ví như những cây nến lung linh đủ sắc màu. Những ngón nến ấy sẽ thắp sáng cả gia đình. Ý nghĩa bài hát nói lên tình cảm yêu thương, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
- GV đặt vấn đề: Từ bài hát Ba ngọn nến lung linh của nhạc sĩ Ngọc Lễ, chúng ta thấy được yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam mà mỗi con người chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy. Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học đầu tiên - Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Truyền thống của gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được truyền thống của gia đình, dòng họ là gì; biết được một số truyền thống điển hình của gia đình, dòng họ.
b. Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1 Truyền thống của gia đình, dòng họ SGK trang 4,5,6 và trả lời câu hỏi: |
I. Truyền thống của gia đình, dòng họ |
+ Truyền thống gia đình của Giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thế nào qua thông tin trên? |
- Truyền thống gia đình của Giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện qua thông tin trên: Giáo sư Tôn Thất Tùng là bác sĩ nổi tiếng trong nước, ngoài nước và là người có công lớn trong việc đào tạo các thầy thuốc có chuyên môn. 3 người con của ông cũng đều tiếp nối sự nghiệp, truyền thống của cha trong ngành Y. Đây là một gia đình y đức, nổi tiếng trong lịch sử Y học Việt Nam và thế giới. |
+ Em có biết những truyền thống nào khác của các gia đình, dòng họ? |
- Những truyền thống khác của gia đình, dòng họ: + Truyền thống yêu quê hương, đất nước + Truyền thống cách mạng. + Truyền thống cần cù lao động, nghê truyền thống. + Truyền thống hiếu học,.. |
+ Em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ? |
- Truyền thống gia đình, dòng họ: là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 2: Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
b. Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập |
II. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ |
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 2 Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ SGK trang 6 và trả lời câu hỏi |
|
+ Vì sao chị Nga đã thành công trong nghề làm cốm? |
- Chị Nga đã thành công trong nghề làm cốm vì: việc tự hào về truyền thống làm cốm của gia đình đã giúp chị Nga ý thức được về giá trị bản thân, sự tự hào về gia đình, tạo nền tảng để chị Nga phấn đấu và nỗ lực. |
+ Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ mang lại điều gì cho mỗi chúng ta? |
- Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống; góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là trong thời đại ngày nay. |
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ với riêng cá nhân em? |
- HS trả lời tùy theo từng trường hợp của gia đình mình, có thể trả lời theo hướng sau: Truyền thống gia đình, dòng họ luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm giúp em phát triển lòng tự tôn cá nhân, tự tin, tự hào về gia đình, tạo ra sức mạnh để em vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống, giúp em trở thành người có lối sống văn hóa,... |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 3: Giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.
b. Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc tình huống 1, tình huống SGK mục 3 Giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trang 6, 7 và trả lời câu hỏi |
III. Giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ |
+ Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình như thế nào? |
- Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống hiếu học, học giỏi, đỗ đat cao của gia đình, dòng họ. Với ý thức đó, Tiến đã quyết tâm phấn đấu học giỏi, suốt từ lớp 1 đến lớp 6 Tiến luôn chăm chỉ học hành ở trường và ở nhà, năm nào Tiến cũng là học sinh xuất sắc |
+ Yến đã làm gì để giữ gìn truyền thống của gia đình? |
- Yến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống làm nghề dệt chiếu cói của gia đình, dòng họ. Tự hào và ý thức về truyền thống đó, Yến thường hỏi bố mẹ tìm hiểu về nghề dệt chiếu cói, Yến thường phụ giúp bố mẹ mỗi khi có thời gian ở nhà, Yến học hỏi từng bước và quyết đi theo nghề dệt chiếu cói của gia đình |
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ? |
- Để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ cần: + Tìm hiểu về truyền thống gia đình mình qua việc hỏi han, trò chuyện với ông bà, bố mẹ. + Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình bằng các việc làm phù hợp với độ tuổi như: chăm học, chăm làm, nghe lời bố mẹ, đoàn kết với bạn bè, thầy cô, kính trọng người lớn tuổi, nhường nhịn các em bé. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong trang 7, 8 SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1:
- Em đồng ý với quan điểm: A, C
- Em không đồng ý với quan điểm: B, D.
Câu 2:
- Theo em, suy nghĩ của các bạn là sai. Vì nghề nghiệp nào cũng đáng được trân trong, đáng quý khi công sức lao động được bỏ ra với sự công phu và tỉ mỉ. Hơn nữa nghề nghiệp nào cũng cần có truyền thống để cho các thành viên trong dòng họ nối nghiệp và noi theo.
- Em học tập được ở Bình đức tính: chăm chỉ, ham học hỏi và mong muốn tiếp thu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Câu 3: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong học tập, lao động:
- Em cần tự giác trong rèn luyện công việc học tập, ham học hỏi và trau dồi kiến thức.
- Chịu khó, siêng năng trong công việc nhà để có thể giúp đỡ được phần nào cho ông bà, bố mẹ, chăm chỉ tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường,...
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,2 trang 8 SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1: HS lập và thực hiện kế hoạch cá nhân về giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ theo chi tiết các bước như trong SGK đã hướng dẫn.
Câu 2: HS phỏng vấn 3 người lớn tuổi trong dòng họ theo gợi ý như trong SGK đã hướng dẫn.
* DẶN DÒ
- HS hoàn thành các bài tập trong SGK, SBT…
- Tìm hiểu trước nội dung bài 2. Yêu thương con người
Giáo án GDCD 6 Bài 2: Yêu thương con người
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS
- Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người.
- Trình bày được giá trị của tình yêu thương con người.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Điều chỉnh hành vi: Điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người.
+ Giải quyết vấn đề: Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.
+ Tư duy phê phán: Tự đánh giá bản thân, đồng thời đánh giá, phê phán được những thái độ, hành vi thê hiện tình yêu thương con người của người khác
3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Quan tâm, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn; phê phán những hành vi, việc làm, biểu hiện trái với tình yêu thương con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV:
- Tài liệu SGK, SGV, SBT
- Các video clip liên quan đến bài học;
- Băng/đĩa/clip bài hát “Thương người như thể thương thân” của Phạm Đăng Khương;
- Tranh ảnh về nội dung bài học;
- Phiếu học tập;
- Phương tiện thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ,... (nếu có);
- Giấy khổ lớn các loại.
2. Chuẩn bị của HS:
- Tài liệu SGK, SBT
- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, huy động được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.
b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa
thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS nghe bài hát “Thương người như thể thương thân” và trả lời câu hỏi:
+ Nội dung bài hát thể hiện điêu gì?
+ Những ca từ nào trong bài hát thể hiện nội dung đó?
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.
- Một vài HS nêu câu trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Trong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Để hiểu rõ hơn về sự yêu thương con người, chúng ta tìm hiểu bài 2: Yêu thương con người.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm yêu thương con người
a. Mục tiêu:
- HS nêu được thế nào là yêu thương con người
- HS phát triển được năn g lực tự học, hợp tác
b. Nội dung: HS làm việc nhóm để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm:
+ Khi biết mình không còn sống được nữa, bé Hải An muốn được hiện tặng giác mạc cho người khác, chứng tỏ Hải An có tình yêu thương con người.
+ HS nêu được: Hải An muốn hiến tặng giác mạc cho người khác, vì khi em biết mình không còn được sống, không còn được hưởng hạnh phúc, em vẫn mong muốn người khác được sống hạnh phúc. Đó là tấm lòng của Hải An — luôn làm điều tốt đẹp cho người khác.
+ HS nêu được khái niệm yêu thương con người.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 3 phút, đọc thông tin trang 9, 10 SGK và trả lời câu hỏi: |
I. Thế nào là yêu thương con người |
a) Em có suy nghĩ gì sau khi đọc thông tin về Nguyễn Hải An? |
- Khi biết mình không còn sống được nữa, bé Hải An muốn được hiện tặng giác mạc cho người khác, chứng tỏ Hải An có tình yêu thương con người. |
b) Điều gì đã khiến Hải An muốn hiến tặng giác mạc cho người khác? |
- Hải An muốn hiến tặng giác mạc cho người khác, vì khi em biết mình không còn được sống, không còn được hưởng hạnh phúc, em vẫn mong muốn người khác được sống hạnh phúc. Đó là tấm lòng của Hải An — luôn làm điều tốt đẹp cho người khác. |
c) Từ thông tin trên, em hiểu thế nào là yêu thương con người? |
- Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 2:Tìm hiểu biểu hiện của yêu thương con người
a. Mục tiêu:
- Liệt kê được các biểu hiện yêu thương con người.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh, tình huống
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Biểu hiện của yêu thương con người?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập, phần tham gia trò chơi....)
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập |
II. Biểu hiện của yêu thương con người |
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trong SGK, thảo luận theo cặp đôi và đặt tên cho từng bức ảnh. |
- Hình 1. Em HS dắt bà cụ qua đường - Hình 2. Một người bị ngã trước đám đông nhưng không ai quan tâm - Hình 3. Cậu HS giúp đỡ người bạn tật nguyền - Hình 4. Chàng trai đang hiến máu cứu người - Hình 5. Cậu HS trao quà giúp đỡ người gặp khó khăn - Hình 6. Người đàn ông đang mắng một bé gái |
- GV tổ chức cho HS chơi trò Trò chơi “Tiếp sức đồng đội” Luật chơi: + Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất. Nhóm 1: Tìm hiểu biểu hiện của tình yêu thương con người. Nhóm 2: Tìm biểu hiện trái với tình yêu thương con người + Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút. + Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng. |
+ Yêu thương con người được thể hiện ngay ở những lời nói, việc làm và thái độ của môi con người trong cuộc sống hàng ngày. +Yêu thương con người được thể hiện bằng những việc làm cụ thể ở trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội 1. Biểu hiện của yêu thương con người: Quan tâm, giúp đỡ thông cảm, sẻ chia, biết tha thứ, biết hi sinh vì người khác, ... 2. Biểu hiện trái với yêu thương con người: Nhỏ nhen, ích kỳ thờ ơ trước những khó khăn và đau khổ của người khác, bao che cho điều xấu, vô cảm, vụ lợi cá nhân, đánh đập, sỉ nhục người khác. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 3. Tìm hiểu ý nghĩa của tình yêu thương con người
a. Mục tiêu:
- Hiểu vì sao phải yêu thương con người.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, quan sát tranh, tình huống
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Ý nghĩa của yêu thương con người là gì?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm .
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi, câu hỏi phần đọc thông tin. * Trò chơi “Thử tài hiểu biết”: Kể tên các chương trình nhân ái trên truyền hình mà em biết. * Khai thác thông tin +Thông tin 1: ? Người được nhận tình yêu thương? ? Người đã thể hiện tình yêu thương với người khác ? ? Những người xung quanh? +Thông tin 2: ? Tình yêu thương con người được thê hiện như thế nào qua thông qua câu chuyện trên? ? Tình yêu thương con người có giá trị như thế nào trong đời sống? |
III. Giá trị của tình yêu thương con người - Yêu thương con người là tình cảm quí giá, là một giá trị nhân văn và là truyền thống quý báu của dân tộc mà mỗi chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy. - Tình yêu thương giúp mỗi cá nhân biết sống đẹp hơn, sẵn sàng làm những điều tốt đẹp nhất vì người khác; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn; - Tình yêu thương làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi, gắn bó; góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. - Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 4. Tìm hiểu cách rèn luyện tình yêu thương con người
a. Mục tiêu:
a. Mục tiêu:
- Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người của bản thân và người khác.
- Liệt kê được các biểu hiện của yêu thương con người của bản thân.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh: Cách rèn luyện của học sinh về tình yêu thương con người.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hoạt động: Thực hiện hành động yêu thương + Em hãy thực hiện một việc làm thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình và chia sẻ trước lớp. + Em hãy thực hiện một hành động hay một lời nói cụ thể thể hiện tình yêu thương với bạn bè, thầy cô trong lớp em. |
|
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập
- Tìm hiểu trước nội dung bài 3. Siêng năng, kiên trì
....................................
....................................
....................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Giáo dục công dân 6 năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn