Giáo án GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân - Cánh diều
Giáo án Giáo dục công dân 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân - Cánh diều
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS
- Tìm hiểu được thế nào là tự nhận thức bản thân
- Nhận biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Điều chỉnh hành vi: nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân và xác định được cách tự nhận thức bản thân
+ Phát triển bản thân: lập được kế hoạch phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân và thực hiện kế hoạch đã lập.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: yêu quý bản thân, tôn trọng và có trách nhiệm với bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV:
- Tài liệu SGK, SGV, SBT
- Các video clip liên quan đến bài học;
- Tranh ảnh về nội dung bài học;
- Phiếu học tập;
- Phương tiện thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ,... (nếu có);
- Băng/ đĩa, tranh ảnh về nội dung bài học.
2. Chuẩn bị của HS:
- Tài liệu SGK, SBT
- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS tích cực, hứng thú tham gia hoạt động. HSphát hiện được vấn đề cần tìm hiểu: Thế nào là tự nhận thức bản thân? Vì sao phải tự nhận thức bản thân? Làm thể nào để nhận thức được bản thân?
b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa
thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi “Ai nhanh hơn” theo các bước sau:
+ Phát cho mỗi HS một tờ giấy A4.
+ Nêu yêu cầu và phổ biến luật chơi: Trong thời gian 3 phút, đặt bàn tay của mình lên A4, dùng bút vẽ bàn tay của mình. Viết vào các ngón tay trong bản vẽ những nội dung sau:
Ngón cái: 3 điểm mạnh (ưu điểm) của em.
Ngón trỏ: 1 mục tiêu của em trong năm học này.
Ngón giữa: 1 điều em từng mơ ước đạt được.
Ngón áp út: 3 điều quan trọng nhất với em.
Ngón út: 3 điểm yếu (hạn chế) của em.
+ HS hoàn thành sẽ gắn sản phẩm lên bảng. 5 HS nhanh nhất sẽ thắng cuộc.
- HS thực biện nhiệm vụ: Nhận giấy A4, thực hiện trò chơi theo luật trên nền nhạc bài hát “Năm ngón tay ngoan”.
- GV hướng dẫn HS chia sẻ:
+ Gọi những HS thắng cuộc chia sẻ với cả lớp về bàn tay vừa vẽ.
+ Gọi HS đưới lớp chia sẻ thêm.
- GV kết luận
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Tự nhận thức bản thân là rất cần thiết đối với mỗi người, giúp chúng ta đưa ra những hành động và suy nghĩ đúng đắn nhất. Xã hội ngày càng phát triển, những ngành nghề mới hàng loạt ra đời, các sản phẩm công nghệ không ngừng được cải tiến mỗi ngày và những yếu tố này tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Vậy để hiểu rõ hơn vầ bản thân mình, chúng ta cùng tìm hiểu bài 6: Tự nhận thức bản thân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân
a. Mục tiêu: HS phân tích thông tin, hình ảnh để từ đố phát biểu được thế nào là tự nhận thức bản thân.
b. Nội dung: HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: khái niệm tự nhận thức bản thân
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi theo các bước sau: |
I. Tự nhận thức bản thân |
+ HS đọc thâm thông tin “Vượt qua môn Khoa học Tự nhiên” trong SGK, viết ra giấy A4/giấy nháp những chỉ tiết cho thấy điểm yếu của bạn Ngọc, thái độ, cảm xúc của Ngọc về điểm yếu của bản thân và cách bạn Ngọc khắc phục điểm yếu của mình. + GV nêu câu hỏi: Ngọc có tự nhận thức được bản thân không? Chi tiết nào cho thấy điều đó? |
- Bạn Ngọc là người biết tự nhận thức bản thân, biêu hiện: Biết mình học yếu môn Khoa học Tự nhiên, biết tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, tìm được cách vượt qua điểm yếu để học tốt môn Khoa học Tự nhiên |
- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh trang 28 SGK và cùng bạn ngồi cạnh thực hiện hành động sau: + HS1 vào vai Minh đề nói với HS2 về điểm mạnh/điểm yếu của Minh. Sau đó hỏi HS2: Còn cậu thì sao? + HS2 đáp lại câu hỏi của HS1, sau đó vào vai Hằng để nói với HS1 về các điểm mạnh/yếu của Hằng và hỏi HS1: Còn cậu thì sao? |
- HS nhập vai và trả lời các câu hỏi |
+ GV nêu câu hỏi: Việc nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình có phải là tự nhận thức được bản thân không? Em hãy phát biểu và ghi lại khái niệm này. |
- Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân
a. Mục tiêu:
- Nhận ra được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.
b. Nội dung
- Gv cho học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi theo phiếu học tập
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua câu hỏi SGK |
II. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân |
Câu 1: Những nội dung nào trong thông tin trên cho thấy Quân đã tự tin vào bản thân? |
- Những nội dung trong thông tin trên cho thấy Quân đã tự tin là: Quân xác định rõ mục tiêu của mình đặt mục tiêu quan trọng nhất là việc học. |
Câu 2: Theo em, tự nhận thức bản thân có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? |
- Tự nhận thức đúng đắn về bản thân giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của chính mình để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm và kiên định với những mục tiêu đã đặt ra. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 3. Tìm hiểu mục III. Các cách tự nhận thức bản thân
a. Mục tiêu: Liệt kê được các cách tự nhận thức bản thân
b. Nội dung
- Gv giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, quan sát tranh, tình huống.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi và trò chơi để hướng dẫn học sinh tìm ra các cách tự nhận thức bản thân (Trò chơi “ Thử tài hiểu biết”)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập |
III. Các cách tự nhận thức bản thân |
- Gv giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh ảnh t6rong SGK và trả lời câu hỏi ? Các bạn học sinh trong bức tranh đang sử dụng cách nào để có thể tự nhận thức bản thân? |
- Tranh 1 : Suy nghĩ về ước mơ, ưu điểm, nhược điểm của bản thân - Tranh 2: bạn Yieens học hỏi những ưu điểm của bạn Hiếu - Tranh 3: bạn Minh tập trung nghe cô giáo giảng - Tranh 4: bạn Tuấn lên kế hoạch để thay đổi bản thân |
- GV giao nhieemh vụ cho HS thông quan trò chơi « thử tài hiểu biết » + Chia lớp ra thành 2 đội + Các đội thảo luận để trả lời câu hỏi : có những cách nào để tự nhận thức bản thân ? + Hết thời gian thảo luận, các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày, nhóm nào trả lời đúng, nhanh nhất sẽ chiến thắng |
* Biện pháp tự nhận thức bản thân: - Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách của bản thân. - So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh giá của bản thân. - So sánh mình với những tấm gương tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy và cần cố gắng điều gì. - Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập
- Tìm hiểu trước nội dung bài 7. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người