Giáo án GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật - Cánh diều


Giáo án Giáo dục công dân 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật - Cánh diều

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS

- Nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.

- Hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Điểu chỉnh hành vi: Tự điều chỉnh hành vi của bản thân, nói và làm việc theo đúng sự thật.

+ Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi không tôn trọng người khác của bạn bè ở trường, ở lớp, ở nơi sinh sống.

3. Phẩm chất:

- Trung thực: Luôn tôn trọng sự thật, nói và làm theo đúng sự thật, thống nhất giữa lời nói và việc làm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm về lời nói và hành vi của mình trong học tập

và trong cuộc sông.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV:

- Tài liệu SGK, SGV, SBT

- Các video clip liên quan đến bài học;

- Tranh ảnh về nội dung bài học;

- Phiếu học tập;

- Phương tiện thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ,... (nếu có);

- Giấy khổ lớn các loại.

2. Chuẩn bị của HS:

- Tài liệu SGK, SBT

- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, huy động được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.

b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.

c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa

thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đưa ra tình huống: Bình, Minh và Hưng cùng đi học. Trên đường đi, Bình rẽ vào cửa hàng đồ chơi điện tử nên đến lớp muộn nhưng Minh báo với cô giáo là bị hỏng xe giữa đường.

- GV đặt câu hỏi: Nếu là Bình  và Hưng, em sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

- Một vài HS nêu câu trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung:

Nếu em là Bình và Hưng, em sẽ lựa chọn cách ứng xử là khuyên Minh nên nói thật với cô giáo. Nếu Minh vẫn tiếp tục nói dối thì em trình bày trực tiếp với cô giáo.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Đoạn thông tin cho thấy bạn Minh là người chưa nói thật, chưa tôn trọng sự thật. Vậy thế nào là tôn trọng sự thật, tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Để tìm hiểu kĩ hơn về tôn trọng sự thật, chúng ta vào bài học bài 4: Tôn tọng sự thật.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết biểu hiện của tôn trọng sự thật

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật

b. Nội dung: HS đọc câu chuyện của “Ga-li-lê và chân lí Dù sao Trái Đất vẫn quay” và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: biểu hiện của tôn trọng sự thật.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc câu chuyện “Ga-li-lê và chân lí Dù sao Trái Đất vẫn quay”; trả lời theo câu hỏi:

I. Biểu hiện của tôn trọng sự thật

? Câu nói nồi tiếng của Ga-li-lê “Dù sao Trái Đắt vẫn quay” chứng tỏ ông là người như thế nào?

- Câu nói nội tiếng của Ga-li-lê “Dù sao Trái Đắt vẫn quay” tỏ ông là người tôn trọng sự thật, nói đúng sự thật đang diễn ra là Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

? Sự thật là gì? Thế nào là tôn trọng sự thật?

- Sự thật là những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống.

- Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

? Tôn trọng sự thật có biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?

 Tôn trọng sự thật biểu hiện ở học sinh: nói đúng sự thậi với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh; người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm; nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thế không có lợi cho mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Vì sao phải tôn trọng sự thật?

a. Mục tiêu: 

- Hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật.

- Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện việc tôn trọng sự thật của bản thân và người khác.

- Biết cách thể hiện và rèn luyện thái độ tôn trọng sự thật cho bản thân.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, tình huống

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh: Ý nghĩa của tôn trọng sự thật là gì? Vì sao phải tôn trọng sự thật? Cách rèn luyện. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm .

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Nhiệm vụ 1. GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi phần đọc tình huống với kĩ thuật khăn trải bàn.


a) Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?

a) Em đồng ý với ý kiến cho rằng Mai làm như vậy là không nói đúng sự thật, cũng không tốt cho Thảo. Bởi vì, Mai đang không tôn trọng sự thật, không trung thực và khách quan. Mai làm như vậy khiến cô giáo không biết về tình hình học tập của Thảo và khiến Thảo nghĩ rằng mình được Mai bảo vệ, Thảo sẽ không thể học tốt hơn, chăm chỉ hơn.

b) Nếu em là Mai, em sẽ làm gì? Vì sao?

b) Nếu en là Mai, em sẽ thành thật nhận lỗi đã bao che cho bạn và nói trung thực với cô về tình hình của Thảo để cô có cách giúp Thảo chăm chỉ và học tốt hơn. Chính em cũng khuyên Thảo, chỉ rõ cho Thảo nhận thức được bản thân mình còn nhiều khuyết điểm.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi : VÌ sao phải tôn trọng sự thật ?

Tôn trọng sự thật giúp chúng ta hiểu rõ về sự việc, hiện tượng, từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt mọi công việc.

Người tôn trọng sự thật là người thẳng thắn, trung thực, được mọi người tin tưởng, kính trọng.

                    

Nhiệm vụ 2. GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi với kĩ thuật hẹn hò.

- Chia lớp hai nhóm. Mỗi bạn có một hình đồng hồ.

- Chọn người duy nhất mà mình sẽ hẹn hò vào các khung giờ 3, 6, 9, 12. Ghi tên vào khung giờ.

- Khi đến khung giờ, bạn phải tìm đối tác để trao đổi vấn đề mà mình biết.

* Cách rèn luyện


Nhóm 1Tìm câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về tôn trọng sự thực. 

- Một số câu ca dao, tục ngữ về tôn trọng sự thật:

+ Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng

+ Ăng ngay nói thẳng

+ Những người trung hậu thật thà/ Đi đâu cũng được người ta tin dùng..

Nhóm 2: Cách rèn luyện tính tôn trọng sự thật.

- Luôn nói thật với người thân, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.

- Không bao dung cho hành động sai trái, gian dối.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 5. Tự lập

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác: