X

Giáo án Hóa học 12 mới

Giáo án Hóa học 12 Bài 19: Hợp kim mới nhất


Giáo án Hóa học 12 Bài 19: Hợp kim mới nhất

Tải xuống

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 12, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 12 Bài 19: Hợp kim phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 12 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức: Biết được: Khái niệm hợp kim, tính chất (dẫn nhiệt, dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy,…), ứng dụng của một số hợp kim (thép không gỉ, đuyra).

2. Kỹ năng:

- Sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng bằng hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.

- Xác định % kim loại trong hợp kim

3. Trọng tâm: Khái niệm và ứng dụng của hợp kim.

4. Tư tưởng: Biết cách sử dụng các hợp kim 1 cách hiệu quả và tiết kiệm

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1. Phát triển năng lực

* Các năng lực chung

1. Năng lực tự học

2. Năng lực hợp tác

3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

4. Năng lực giao tiếp

* Các năng lực chuyên biệt

1. Năng lực sử dung ngôn ngữ

2. Năng lực tính toán

3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

2. Phát triển phẩm chất

- Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư;

- Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: GV sưu tầm một số hợp kim như gang, thép, đuyra cho HS quan sát.

2. Học sinh: Làm BT và đọc trước bài mới trước khi đến lớp

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Hoạt động khởi động

1.1. Ổn định tổ chức

1.2. Kiểm tra bài cũ: Bỏ qua kiểm tra đầu giờ.

Vào bài: Hợp kim là gi? Tại sao phải sản xuất hợp kim?

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực

Nội dung

* Hoạt động 1:

- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để biết khái niệm về hợp kim.

HS: Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một số kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

Phát triển năng lực tự học

I – KHÁI NIỆM: Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một số kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

Thí dụ:

- Thép là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khac.

- Đuyra là hợp kim của nhôm với đồng, mangan, magie, silic.

* Hoạt động 2:

- GV: Chia lớp thành 3 nhóm

+ Nhóm 1: Thảo luận về tính chất vật lý của hợp kim

So sánh tính chất vật lý của hợp kim và kim loại?

Vì sao hợp kim dẫn điện và nhiệt kém các kim loại thành phần ?

+ Nhóm 2: Thảo luận về tính chất cơ học của hợp kim

Vì sao các hợp kim cứng hơn các kim loại thành phần ?

Vì sao hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn các kim loại thành phần ?

+ Nhóm 3: Thảo luận về tính chất hóa học của hợp kim

? Viết phương trinh phản ứng xảy ra khi cho hợp kim Cu-Zn tác dụng với

a. Dung dịch HCl loãng

b. Dung dịch NaOH

c. Dung dịch H2SO4 đặc

? Nhận xét về tính chất hóa học của hợp kim

- GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

HS thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, HS khác còn lại trong nhóm bổ sung

Phát triển năng lực tự học, hợp tác, giao tiếp, phát hiện và giải quyết vấn đề

II – TÍNH CHẤT

Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạng tinh thể hợp kim.

Giáo án Hóa học 12 Bài 19: Hợp kim mới nhất Tính chất hoá học: Tương tự tính chất của các đơn chất tham gia vào hợp kim.

Thí dụ: Hợp kim Cu-Zn

- Tác dụng với dung dịch NaOH: Chỉ có Zn phản ứng

Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2

- Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng: Cả 2 đều phản ứng

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + 2H2O

Giáo án Hóa học 12 Bài 19: Hợp kim mới nhất Tính chất vật lí, tính chất cơ học: Khác nhiều so với tính chất của các đơn chất.

Thí dụ:

- Hợp kim không bị ăn mòn: Fe-Cr-Ni (thép inoc),…

- Hợp kim siêu cứng: W-Co, Co-Cr-W-Fe,…

- Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn-Pb (thiếc hàn, tnc = 2100C,…

- Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al-Si, Al-Cu-Mn-Mg.

..........................................

Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ!

Tải xuống

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: