Giáo án Hóa học 12 Bài 22: Luyện tập: Tính chất của kim loại mới nhất
Giáo án Hóa học 12 Bài 22: Luyện tập: Tính chất của kim loại mới nhất
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 12, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 12 Bài 22: Luyện tập: Tính chất của kim loại phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 12 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức: Hệ thống hoá về kiến thức của kim loại qua một số bài tập lí thuyết và tính toán.
2. Kỹ năng: Giải được các bài tập liên quan đến tính chất của kim loại.
3. Trọng tâm: Giải được các bài tập liên quan đến tính chất của kim loại.
4. Tư tưởng: Kiên trì, cẩn thận và nghiêm túc khi giải BT hóa
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ
2. Năng lực tính toán
3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
2. Phát triển phẩm chất
- Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư;
- Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập
2. Học sinh: Làm BT và đọc trước bài mới trước khi đến lớp
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định tổ chức
1.2. Kiểm tra bài cũ: Bỏ qua kiểm tra đầu giờ; kiểm tra trong quá trình luyện tập.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực |
Nội dung |
Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ |
||
* Hoạt động 1: Gv phát vấn học sinh về nội dung kiến thức đã học - Liên kết kim loại là gì? So sánh sự khác nhau giữa liên kết kim loại với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị? - Nêu các tính chất vật lý chung của kim loại, nguyên nhân chủ yếu nào gây nên các tính chất đó? - Nêu các tính chất hóa học chung của kim loại, cho 3 ví dụ minh họa. - Khái niệm cặp oxi hóa – khử của kim loại? ý nghĩa dãy điện hóa? Cho ví dụ minh họa. - GV: Nhận xét và bổ sung |
HS: ôn lại kiến thức cũ và trả lời Phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp |
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ (SGK) |
Hoạt động 2. Luyện tập và vận dụng |
||
GV phát phiếu học tập cho HS - Phiếu số 1. HS hoạt động nhóm thảo luận theo bàn. - Phiếu số 2. Hoạt động riêng rẽ từng HS - Phiếu số 3. Lớp chia thành 3 nhóm - nhóm 1: câu 1 đến 4 - nhóm 2: câu 5,6,7 - nhóm 3: câu 8,9,10 GV nhận xét, bổ sung |
- HS hoạt động nhóm theo bàn hoàn thành phiếu số 1. - HS lên bảng hoàn thành phiếu số 2 - Phiếu số 3: Đại diện nhóm trình bày Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác |
II. BÀI TẬP Phiếu học tập số 1. (Nội dung đính kèm bên dưới) Phiếu học tập số 2. Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối sau: CuSO4, AlCl3, Pb(NO3)2, ZnCl2, KNO3, AgNO3. Viết PTHH dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có). Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng. Giải Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu↓ Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb↓ Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb↓ Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓ Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag↓ Nếu AgNO3 dư thì: Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓ Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag↓ Phiếu học tập số 3. (Nội dung đính kèm bên dưới) |
..........................................
Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ!