Giáo án KHTN 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức
Giáo án KHTN 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức
Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên tố hóa học.
- Viết được kí hiệu hóa học và đọc tên của 20 nguyên tố đầu tiên.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học.
- Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, làm việc nhóm hiệu quả.
- Đề xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên tố hóa học.
- Nhận biết được các nguyên tố thông qua kí hiệu hóa học.
- Viết được kí hiệu hóa học và đọc tên của 20 nguyên tố đầu tiên.
- Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết các nguyên tố có trong thành phần các sản phẩm có trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
- Khách quan, công bằng trong các hoạt động, nhận xét, đánh giá.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Hình phóng các hình ảnh trong SGK, các hình ảnh liên quan đến bài học.
- Thiết kế phiếu học tập.
2. Học sinh
- Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
Xác định vấn đề học tập bằng tình huống có vấn đề:
- Bảng các nguyên tố hóa học.
- Hình ảnh: Muối, đường, vỏ hộp sữa, nước, sắt, vàng…
a) Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới, kích thích nhu cầu tìm hiểu của học sinh.
b) Nội dung:Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, hoàn thành 2 cột K, W để biết một số các nguyên tố có trong thành phần các loại muối, đường, vỏ hộp sữa, nước, sắt, vàng…
PHIẾU HỌC TẬP KWL
(Em hãy nói 3 điều em đã biết về nguyên tố hóa học, 3 điều em muốn biết về nguyên tố hóa học, 3 điều em đã học được sau bài học)
K (Những điều em đã biết) |
W (Những điều em muốn biết) |
L (Những điều em đã học được sau bài học) |
c) Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, câu trả lời có thể đúng hoặc sai, giáo viên không nhận xét tính đúng, sai mà từ đó dẫn dắt để vào bài mới.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước.
- GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
- GV giới thiệu thành phần các nguyên tố trong cấu tạo nên vỏ Trái Đất và cấu tạo nên cơ thể người. GV đặt vấn đề: Vậy nguyên tố hóa học là gì chúng được kí hiệu thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về nguyên tố hóa học
a) Mục tiêu
- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tố hóa học.
b) Nội dung
- Học sinh thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1, từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Có 12 tấm thẻ ghi thông tin (p, n) của các nguyên tử sau: A (1, 0); D (1, 1); E (1, 2); G (6, 6); L (6, 8); M (7, 7); Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10); X (20, 20); Y (19, 20); Z (19, 21). Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
2. Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân cùng có một proton nhưng có thể có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron. Hãy giải thích tại sao các loại nguyên tử này đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen.
3. Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là bao nhiêu?
c) Sản phẩm: Sản phẩm dự kiến của HS:
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Các nguyên tử có cùng số proton thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Trong đó:
+ A (1, 0); D (1, 1); E (1, 2) thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì đều có cùng 1 proton trong hạt nhân.
+ G (6, 6); L (6, 8) thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì đều có 6 proton trong hạt nhân.
+ M (7, 7) thuộc 1 nguyên tố hoá học vì có 7 proton trong hạt nhân.
+ Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10) thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì đều có 8 proton trong hạt nhân.
+ X (20, 20) thuộc một nguyên tố hoá học vì có 20 proton trong hạt nhân.
+ Y (19, 20); Z (19, 21) thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì đều có 19 proton trong hạt nhân.
2. Các nguyên tử có cùng số proton đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học ⇒ Các nguyên tử có 1 proton đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen.
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau.
3. Số proton trong hạt nhân nguyên tử = số hiệu nguyên tử
Vậy số proton trong hạt nhan nguyên tử oxygen = số hiệu nguyên tử oxygen = 8
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Đến nay, người ta đã tìm ra 118 nguyên tố hoá học. Mỗi nguyên tố hoá học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định. Để tìm hiểu cụ thể về nguyên tố hoá học sau đây chúng ta cùng hoạt động nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 1. GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập. HS nhận nhiệm vụ, nêu thắc mắc nếu có. * Thực hiện nhiệm vụ HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm. GV đôn đốc các nhóm và hỗ trợ khi cần thiết. * Báo cáo kết quả GV yêu cầu đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, phản biện. HS báo cáo, phản biện. * Kết luận GV tổng kết, chốt kiến thức. HS theo dõi ghi chép các kiến thức đã chuẩn hoá. |
I. NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC - Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử, mỗi nguyên tố hóa học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử. - Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau. |
GV chuyển ý: Vậy những nguyên tố đó có tên gọi và kí hiệu như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu nội dung II. Tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hoá học.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hoá học
a) Mục tiêu
- Nhận biết được các nguyên tố thông qua kí hiệu hóa học.
- Viết công thức hóa học và đọc tên của 20 nguyên tố đầu tiên.
b) Nội dung
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập, từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Nêu nguồn gốc tên gọi của các nguyên tố đồng, sắt, nhôm?
2. Cho các đồ vật sau:
a. Hãy đọc tên những nguyên tố hóa học mà em biết trong các đồ vật trên.
b. Viết kí hiệu hóa học và nêu một số ứng dụng của những nguyên tố hóa học đó.
3. Đọc thông tin trong Bảng 3.1 – SGK KHTN7 trang 22 và trả lời câu hỏi:
a. Hãy tìm nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái và nguyên tố có kí hiệu gồm hai chữ cái. Kí hiệu nguyên tố nào không liên quan tới tên IUPAC của nó?
b. Hãy đọc tên của một nguyên tố có trong thành phần không khí.
c. Sản phẩm: Sản phẩm dự kiến của HS:
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. - Trong thời kỳ La Mã, đồng chủ yếu được khai thác ở Síp, vì thế tên gọi ban đầu của kim loại này là сyprium (kim loại Síp), sau đó được gọi tắt là сuprum. Ngày nay đồng được gọi theo danh pháp IUPAC là copper.
- Sắt bắt nguồn từ tên gọi cổ xưa là ferrum.
Các đồ vật nhỏ như mũi giáo và đồ trang trí, đã được làm từ sắt lấy từ các thiên thạch. Vì các thiên thạch rơi từ trên trời xuống nên một số nhà ngôn ngữ học phỏng đoán rằng từ tiếng Anh iron, là từ có cùng nguồn gốc với nhiều ngôn ngữ ở phía bắc và tây châu Âu, có nghĩa là "trời".
- Nhôm tiếng Latin là “alumen”, “aluminis” nghĩa là sinh ra phèn. Tên gọi theo danh pháp quốc tế IUPAC là aluminium.
2.
a) - Hộp đựng bút chứa nguyên tố sắt
- Lõi dây điện chứa nguyên tố đồng
- Chậu nhôm chứa nguyên tố nhôm.
b) - Nguyên tố sắt (iron):kí hiệu hóa học là Fe.
Ứng dụng: Dùng để chế tạo các đồ dùng gia đình như dao, kéo, bàn ghế, máy giặt, bồn rửa bát; xây dựng công trình (nhà, cầu, đường sắt, …); khung xe (xe máy, xe đạp, ô tô,…);…
- Nguyên tố đồng (copper): kí hiệu hóa học là Cu.
Ứng dụng: làm lõi dây dẫn điện, que hàn đồng, đúc tượng, nam châm điện từ, các động cơ máy móc, …
- Nguyên tố nhôm (aluminium): kí hiệu hóa học là Al
Ứng dụng: làm vỏ máy bay, sản xuất các thiết bị và dụng cụ sinh hoạt như nồi, chảo, các loại cửa, …
3. 1. Các nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm 1 chữ cái:
Tên nguyên tố hóa học (IUPAC) |
Kí hiệu hóa học |
Hydrogen |
H |
Boron |
B |
Carbon |
C |
Nitrogen |
N |
Oxygen |
O |
Fluorine |
F |
Phosphorus |
P |
Sulfur (lưu huỳnh) |
S |
Potassium |
K |
Các nguyên tố có kí hiệu hóa học gồm 2 chữ cái:
Tên nguyên tố hóa học (IUPAC) |
Kí hiệu hóa học |
Helium |
He |
Lithium |
Li |
Beryllium |
Be |
Neon |
Ne |
Sodium |
Na |
Magnesium |
Mg |
Aluminium (nhôm) |
Al |
Silicon |
Si |
Chlorine |
Cl |
Argon |
Ar |
Calcium |
Ca |
- Một số kí hiệu hóa học không xuất phát từ tên gọi theo IUPAC mà xuất phát từ tên Latin của nguyên tố:
+ Nguyên tố sodium (tên Latin là natrium) có kí hiệu hóa học là Na.
+ Nguyên tố potassium (lên Latin là kalium) có kí hiệu hóa học là K.
2. Thành phần không khí gồm: 78% nitrogen (N2); 21% oxygen (O2); 1% carbon dioxide (CO2), hơi nước (H2O) và các khí khác.
⇒ Một số nguyên tố có trong thành phần không khí là nitrogen, oxygen, carbon, hydrogen,…
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập. HS nhận nhiệm vụ, nêu thắc mắc nếu có. * Thực hiện nhiệm vụ HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm. GV đôn đốc các nhóm và hỗ trợ khi cần thiết. * Báo cáo kết quả GV yêu cầu đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, phản biện. HS báo cáo, phản biện. * Kết luận GV tổng kết, chốt kiến thức. HS theo dõi ghi chép các kiến thức đã chuẩn hoá. |
II. TÊN GỌI VÀ KÍ HIỆU CỦA NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC 1. Tên gọi của nguyên tố hoá học - Ngày nay, tên gọi của các nguyên tố được quy định dùng thống nhất trên thế giới theo IUPAC (Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và Hóa học ứng dụng). 2. Kí hiệu của nguyên tố hóa học - Mỗi nguyên tố hóa học có một kí hiệu hóa học riêng. Kí hiệu hóa học được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới. - Kí hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng in hoa và chữ cái sau viết thường. - Một số nguyên tố có kí hiệu hóa học không xuất phát từ tên gọi theo IUPAC mà xuất phát từ tên Latin của nguyên tố. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu
- Luyện tập, củng cố các kiến thức đã học trong bài.
b) Nội dung
- Học sinh làm việc theo cặp hoàn thiện phiếu học tập số 3:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1. Kí hiệu hoá học của nguyên tố sắt là
A. Fe.
B. Cu.
C. Ca.
D. Al.
Câu 2. Số hiệu nguyên tử của oxygen là 8. Số hạt proton trong nguyên tử oxygen là
A. 8.
B. 16.
C. 24.
D. 4.
Câu 3. Số hiệu nguyên tử của carbon là 6. Số hạt electron trong nguyên tử carbon là
A. 6.
B. 12.
C. 18.
D. 3.
Câu 4. Số hiệu nguyên tử của calcium là 12. Số hạt mang điện trong nguyên tử sodium là
A. 6.
B. 24.
C. 18.
D. 12.
Câu 5. Nguyên tố hoá học tham gia trong cấu tạo của xương và răng của người và động vật là
A. calcium.
B. sodium.
C. magnesium.
D. potassium.
Câu 6. Nguyên tố hoá học chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong cơ thể người là
A. oxygen.
B. hydrogen.
C. carbon.
D. nitrogen.
Câu 7. Nguyên tố hoá học có kí hiệu Cl là
A. carbon.
B. chlorine.
C. đồng.
D. calcium.
Câu 8. Nguyên tố hoá học có kí hiệu Na là
A. sodium.
B. nitrogen.
C. neon.
D. calcium.
Câu 9. Nguyên tố hoá học chiếm số nguyên tử nhiều nhất trong vũ trụ là
A. hydrogen.
B. oxygen.
C. carbon.
D. helium.
Câu 10. Silicon có kí hiệu hoá học là
A. S.
B. Si.
C. Sn.
D. Sb.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS:
1A; 2A; 3A; 4B; 5A; 6A; 7B; 8A; 9A; 10B
d) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp hoàn thiện phiếu học tập số 3.
- HS nhận nhiệm vụ.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc theo cặp.
- GV hỗ trợ khi cần thiết, đôn đốc HS.
* Báo cáo kết quả
- GV yêu cầu đại diện từng cặp báo cáo kết quả (mỗi cặp báo cáo 1 câu)
- HS báo cáo.
* Kết luận
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- HS chỉnh sửa và chuẩn hoá lại kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết các nguyên tố có trong thành phần các sản phẩm có trong cuộc sống.
b) Nội dung
- Học sinh làm việc ở nhà, nhận ra các nguyên tố có trong thành phần các sản phẩm có trong cuộc sống trên hình ảnh GV đưa.
c) Sản phẩm:
- Báo cáo của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu hình ảnh: Muối, đường, vỏ hộp sữa, nước, sắt, vàng… yêu cầu HS tìm ra các nguyên tố có trong các hình ảnh trên.
- GV yêu cầu HS thiết kế Flashcard tự học về 20 nguyên tố hóa học đầu tiên (yêu cầu flashcard phải chứa đầy đủ tên nguyên tố, kí hiệu nguyên tố và khối lượng nguyên tử của nguyên tố).
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoàn thành ở nhà và nộp lại cho GV ở tiết sau.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS hoàn thành nhiệm vụ và nộp lại vào tiết sau.
* Kết luận
- GV nhận xét, đánh giá và cho điểm cho sản phẩm xuất sắc.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng: