Giáo án Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học
Giáo án Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học
Link tải Giáo án Sinh học lớp 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học, hiểu được công lao và trình bày được những phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, phát triển tư duy, phân tích so sánh.
3. Thái độ
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
GV: Tranh phóng to hình 1.2
Tranh các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Men Đen.
HS: Tìm hiểu trước bài
PHT theo mẫu 1 SGV
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
9A : 9C:
9B : 9D:
2. Kiểm tra bài cũ
GV giới thiệu chương trình SH lớp 9
3. Bài mới
* Đặt vấn đề: Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX nhưng chiếm một vị trí quan trọng trong sinh học. Men đen- người đặt nền móng cho di truyền học. Để hiểu được vấn đề này chúng ta nghiên cứu bài hôm nay
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1: - GV Y/C học sinh tìm hiểu thông tin mục I và hoàn thiện bài tập lệnh SGK (T5): ? Liên hệ với bản thân mình có những đặc điểm giống và khác bố mẹ.(Hoàn thành PHT) - GV gọi HS trình bày bài tập, bổ sung - GV giải thích: + Đặc điểm giống bố mẹ: Hiện tượng di truyền + Đặc điểm khác bố mẹ: Hiện tượng biến dị. ? Thế nào là di truyền và biến dị. - HS trả lời. - HS khác bổ sung - GV chốt lại kiến thức - GV giải thích: Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản. - GV Y/C Học sinh trình bày nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học. - HS trả lời, bổ sung - GV chốt lại kiến thức |
I. Di truyền học. - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. - Biến dị là con sinh ra khác bố mẹ và khác về nhiều chi tiết. - Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luận của hiện tượng di truyền và biến dị. |
Hoạt động 2 - GVY/c 1 hs đọc tiểu sử của MenĐen SGK (T7) - GV giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỉ XIX và phương pháp nghiên cứu của MenĐen. - GV Y/C học sinh quan sát hình 1.2 cho biết: ? Hãy nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai. - GV Y/C học sinh nghiên cứu thông tin → Nêu phương pháp nghiên cứu của MenĐen - GV gọi học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức - GV nhấn mạnh: Tính chất độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của MenĐen và giải thích vì sao Menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu? |
II. Men Đen -Người đặt nền móng cho di truyền học. - Phương pháp phân tích các thế hệ lai + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản. + Theo dõi sự biểu hiện các tính trạng ở đời con + Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được |
Hoạt động 3: - GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu một số thuật ngữ (HS tự thu nhận thông tin SGK) - GV Y/C HS nêu từng thuật ngữ và lấy ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ. - GV giới thiệu một số kí hiệu VD: SGK - GV mở rộng: - Kí hiệu giao tử cái là chiếc gương soi của thần vệ nữ - Kí hiệu giao tử đực là cái khiên và ngọn giáo của thần chiến tranh - GV lưu ý: Khi viết công thức lai Mẹ viết bên trái dấu x còn Bố viết bên phải * Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài |
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học. 1. Thuật ngữ: + Tính trạng: Đặc điểm hình thái cấu tạo sinh lí của một cơ thể + Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng. + Nhân tố di truyền: Qui định các tính trạng của sinh vật + Giống (dòng), thuần chủng: Có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước. 2. Kí hiệu: + P: Cặp bố mẹ xuất phát + X: Kí hiệu phép lai + G: Giao tử + ♂: Giao tử đực ( Cơ thể đực) + ♀: Giao tử cái ( Cơ thể cái) + F: Thế hệ con |
4. Củng cố & Luyện tập
? Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen gồm những điểm nào?
? Tại sao Men Đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai?
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học bài và làm bài tập SGK vào vở
- Kẻ bảng 2 (T8) vào vở, xem trước bài 2.