Giáo án Luyện từ và câu: Đại từ xưng hô mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5
Giáo án Luyện từ và câu: Đại từ xưng hô mới, chuẩn nhất
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:- Năm được khái niệm đại từ xưng hô( Nội dung ghi nhớ ) .
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III ); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2).
- HS (M3,4) nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (BT1)
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng đại từ xưng hô một cách hợp lí.
3. Thái độ: Thể hiện đúng thái độ tình cảm khi dùng một đại từ xưng hô.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , thảo luận nhóm, hỏi đáp, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(3 phút) |
|
- Cho HS tổ chức trò chơi: Truyền điện - Nội dung: Kể nhanh các đại từ thường dùng hằng ngày. - Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh. - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng: Đại từ xưng hô |
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe. - Học sinh mở sách giáo khoa, vở ghi đầu bài |
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu:Năm được khái niệm đại từ xưng hô( Nội dung ghi nhớ ) *Cách tiến hành: |
|
Bài 1: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để làm bài. - Đoạn văn có những nhân vật nào - Các nhân vật làm gì? - Những từ nào được in đậm trong câu văn trên? - Những từ đó dùng để làm gì? - Những từ nào chỉ người nghe? - Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới? - Thế nào là đại từ xưng hô?
Bài 2: HĐ cả lớp - Yêu cầu HS đọc lại lời của Hơ Bia và cơm - Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào? Bài 3:HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS thảo luận theo cặp - Nhận xét các cách xưng hô đúng.
- KL: Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc đến. - Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ |
- HS đọc - Nhóm trưởng điều khiển các bạn TLCH Sau đó chia sẻ kết quả + Có Hơ Bia, cơm và thóc gạo + Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau. Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng + Chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng. + Những từ đó dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm + Những từ chỉ người nghe: chị, các người + Từ chúng - HS trả lời
- HS đọc + Cách xưng hô của cơm rất lịch sự, cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác.
- HS đọc - HS thảo luận, chia sẻ theo cặp + Với thầy cô: xưng là em, con + Với bố mẹ: Xưng là con + Với anh em: Xưng là em, anh, chị + với bạn bè: xưng là tôi, tớ, mình
- HS đọc ghi nhớ |
3. HĐ thực hành: (15 phút) *Mục tiêu:- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III ); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2). - HS (M3,4) nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (BT1) *Cách tiến hành: |
|
Bài 1: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài trong nhóm - GV gạch chân từ: ta, chú, em, tôi, anh. - Nhận xét. Bài 2: Cá nhân=> Cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu bài - GV nhận xét chữa bài - Gọi HS đọc bài đúng - 1 HS đọc lại bài văn đã điền đầy đủ. |
- Gọi HS đọc - HS thảo luận nhóm - HS chia sẻ - HS nghe - HS đọc - HS làm vào vở, chia sẻ kết quả - HS đọc - HS đọc |
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
|
- Hỏi lại những điều cần nhớ. -Nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh có tinh thần học tập tốt. - Nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài đã làm, chuẩn bị bài: Quan hệ từ |
- 1, 2 học sinh nhắc lại. - Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện. |
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
|
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng đại từ xưng hô. |
- HS nghe và thực hiện. |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************************