Giáo án Toán 8 Chương 2: Phân thức đại số mới nhất


Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Toán dễ dàng biên soạn Giáo án Toán lớp 8, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Toán 8 Chương 2: Phân thức đại số phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Toán chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Toán 8 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Mục lục Giáo án Toán 8 Chương 2: Phân thức đại số

Xem thử Giáo án Toán 8 KNTT Xem thử PPT Toán 8 KNTT Xem thử Giáo án Toán 8 CTST Xem thử Giáo án Toán 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán 8 (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số

A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS nêu lên được khái niệm về phân thức đại số.

- HS có khái niệm về 2 phân thức bằng nhau để nắm vững tính chất cơ bản của phân thức.

2. Kỹ năng:

- Biết cách vận dụng vào giải các bài tập so sánh các phân thức (chỉ xét trường hợp bằng nhau hoặc không bằng nhau).

3. Thái độ:

- Có ý thức xây dựng bài, hăng hái phát biểu ý kiến.

4. Phát triển năng lực:

- Xác định được phân thức đại số, so sánh sự bằng nhau của 2 phân thức.

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Máy chiếu, giấy trong (ghi thay bảng phụ) BP ?5.

- Ôn tập lại định nghĩa phân số, 2 phân số bằng nhau.

2. Học sinh:

-

C. Tiến trình dạy học

1. Tổ chức lớp: KTSS (1').

2. Kiểm tra bài cũ: Không

? Em hãy cho biết một phân số được viết dưới dạng như thế nào?

? Hai phân số Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số mới nhất   bằng nhau khi nào ?

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa. (14 phút)

- Treo bảng phụ các biểu thức dạng Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số mới nhất  như sau:

Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số mới nhất

- Trong các biểu thức trên A và B gọi là gì?

- Những biểu thức như thế gọi là những phân thức đại số. Vậy thế nào là phân thức đại số?

- Tương tự như phân số thì A gọi là gì? B gọi là gì?

- Mỗi đa thức được viết dưới dạng phân thức có mẫu bằng bao nhiêu?

- Treo bảng phụ nội dung ?1

- Gọi một học sinh thực hiện

- Treo bảng phụ nội dung ?2

- Một số thực a bất kì có phải là một đa thức không?

- Một ĐT được coi là một phân thức có mẫu bằng bao nhiêu?

- Hãy giải hoàn chỉnh bài toán trên

- Quan sát dạng của các biểu thức trên bảng phụ.

- Trong các biểu thức trên A và B gọi là các đa thức.

- Một phân thức đại số (hay nói gọn là phân thức) là một biểu thức có dạng Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số mới nhất, trong đó A, B là những đa thức khác đa thức 0.

A gọi là tử thức, B gọi là mẫu thức.

- Mỗi đa thức được viết dưới dạng phân thức có mẫu bằng 1

- Đọc yêu cầu ?1

- Thực hiện trên bảng

- Đọc yêu cầu ?2

- Một số thực a bất kì là một đa thức.

- Một đa thức được coi là một phân thức có mẫu bằng 1.

- Thực hiện

1/ Định nghĩa.

Một phân thức đại số (hay nói gọn là phân thức) là một biểu thức có dạng Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số mới nhất, trong đó A, B là những đa thức khác đa thức 0.

A gọi là tử thức (hay tử)

B gọi là mẫu thức (hay mẫu)

Mỗi đa thức cũng được coi như một phân thức với mẫu bằng 1.

?1 Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số mới nhất

?2. Một số thực a bất kì là một phân thức vì số thực a bất kì là một đa thức. Số 0, số 1 là những phân thức đại số.

Hoạt động 2: Khi nào thì hai phân thức được gọi là bằng nhau. (17 phút)

- Hai phân thức Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số mới nhất được gọi là bằng nhau nếu có điều kiện gì?

- Ví dụ Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số mới nhất

Vì (x – 1)(x + 1) = 1.(x2 – 1)

- Treo bảng phụ nội dung ?3

- Ta cần thực hiện nhân chéo xem chúng có cùng bằng một kết quả không? Nếu cùng bằng một kết quả thì hai phân thức đó như thế nào với nhau?

- Gọi học sinh thực hiện trên bảng.

- Treo bảng phụ nội dung ?4

- Muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta làm thế nào?

- Hãy thực hiện tương tự bài toán ?3

Treo bảng phụ nội dung ?5

- Hãy thảo luận nhóm để hoàn thành lời giải.

- Hai phân thức Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số mới nhất được gọi là bằng nhau nếu AD = BC.

- Quan sát ví dụ

- Đọc yêu cầu ?3

- Nếu cùng bằng một kết quả thì hai phân thức này bằng nhau.

- Thực hiện theo hướng dẫn.

- Đọc yêu cầu ?4

- Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử  của đa thức rồi cộng các tích với nhau.

- Thực hiện

- Đọc yêu cầu ?5

- Thảo luận và trả lời.

2/ Hai phân thức bằng nhau.

Định nghĩa:

Hai phân thức Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số mới nhất  gọi là bằng nhau nếu AD = BC. Ta viết:

Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số mới nhất

Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số mới nhất

?5

Bạn Vân nói đúng.

Hoạt động 3: Luyện tập (6 phút)

- Treo bảng phụ bài tập 1 trang 36 SGK.

- Hai phân thức Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số mới nhất  được gọi là bằng nhau nếu có điều kiện gì?

- Hãy vận dụng vào giải bài tập này

- Sửa hoàn chỉnh

- Đọc yêu cầu bài toán.

- Hai phân thức Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số mới nhất  được gọi là bằng nhau nếu AD = BC.

- Vận dụng định nghĩa hai phân thức bằng nhau vào giải

- Ghi bài

Bài tập 1 trang 36 SGK.

Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số mới nhất

4. VẬN DỤNG

GV yêu cầu HS về nhà thực hiện

GV: Hướng dẫn bài 2: Để xác định 3 phân thức có bằng nhau không ta xét đôi 1 => kết luận

* Làm bài tập phần vận dụng

5. MỞ RỘNG

- Học bài nắm vững khái niệm phân thức, 2 phân thức bằng nhau.

- Làm BT:    (1): 1(c,d, e) SHD/46; (2): SHD/46

- Ôn lại tính chất cơ bản của phân số

Làm bài tập phần mở rộng

Giáo án Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức

A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS nêu lên được các tính chất cơ bản của phân thức để làm cơ sở cho việc rút gọn phân thức

- HS hiểu được quy tắc đổi dấu suy ra được từ tính chất cơ bản của phân thức, nắm vững và vận dụng các quy tắc này.

2. Kỹ năng:

- Biết cách vận dụng quy tắc vào làm bài tập.

3. Thái độ:

- Có ý thức xây bài, hăng hái phát biểu ý kiến. Hưởng ứng tích cực.

4. Phát triển năng lực:

- Tính toán vận dụng linh hoạt các tính chất phân thức làm bài tập.

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Bảng phụ nội dung ?5 và bài tập 4 (tr38-SGK)

2. Học sinh:

- Ôn tập lại tính chất cơ bản của phân số.

C. Tiến trình dạy học

1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ: (5')

Giáo án Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức mới nhất

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ghi bảng

1. KHỞI ĐỘNG

GV: Yêu cầu hs báo cáo kết quả phần chuẩn bị

HS: báo cáo

GV: Nhận xét, đánh giá.

Gv: giới thiệu tính chất cơ bản của phân thức

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tính chất cơ bản của phân thức. (17 phút)

- Treo bảng phụ nội dung ?1

- Hãy nhắc lại tính chất cơ bản của phân số.

- Treo bảng phụ nội dung ?2

- Yêu cầu của ?2 là gì?

- Vậy Giáo án Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức mới nhất  như thế nào với Giáo án Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức mới nhất  ? Vì sao?

- Treo bảng phụ nội dung ?3

- Hãy giải tương tự như ?2

- Qua hai bài tập ?2 và ?3 yêu cầu học sinh phát biểu tính chất cơ bản của phân thức.

- Treo bảng phụ nội dung tính chất cơ bản của phân thức.

- Treo bảng phụ nội dung ?4

- Câu a) tử và mẫu của phân thức có nhân tử chung là gì?

- Vậy người ta đã làm gì để được Giáo án Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức mới nhất

- Hãy hoàn thành lời giải bài toán.

Hoạt động 2: Quy tắc đổi dấu. (10 phút)

- Hãy thử phát biểu quy tắc từ câu b) của bài toán ?4

- Treo bảng phụ nội dung quy tắc đổi dấu.

- Nhấn mạnh: nếu đổi dấu tử thì phải đổi dấu mẫu của phân thức.

- Treo bảng phụ nội dung ?5

- Bài toán yêu cầu gì?

- Gọi học sinh thực hiện.

- Đọc yêu cầu ?1

- Nhắc lại tính chất cơ bản của phân số.

- Đọc yêu cầu ?2

- Nhân tử và mẫu của phân thức Giáo án Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức mới nhất với x + 2 rồi so sánh phân thức vừa nhận được với phân thức đã cho.

Giáo án Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức mới nhất

Vì  x.3(x+2) = 3.x(x+2)

- Đọc yêu cầu ?3

- Thực hiện

- HS:Phát biểu tính chất như SGK.

- Đọc lại từ bảng phụ.

- Đọc yêu cầu ?4

- Có nhân tử chung là x – 1.

- Chia tử và mẫu của phân thức cho x – 1.

- Thực hiện trên bảng.

- Nếu đổi dấu cả tử và mẫu của một phân thức thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

- Đọc lại từ bảng phụ.

- Đọc yêu cầu ?5

- Dùng quy tắc đổi dấu để hoàn thành lời giải bài toán.

- Thực hiện trên bảng.

1/ Tính chất cơ bản của phân thức.

Giáo án Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức mới nhất

Tính chất cơ bản của phân thức:

Giáo án Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức mới nhất

2/ Quy tắc đổi dấu.

Nếu đổi dấu cả tử và mẫu của một phân thức thì được một phân thức bằng phân thức đã cho:

Giáo án Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức mới nhất

Giáo án Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức mới nhất

3. LUYỆN TẬP

Yêu cầu HS hđ cặp đôi  làm bài tập 1

Hs hđ cặp đôi:

+ Chọn câu trả lời đúng

+ Trao đổi kết quả

Gv: Chốt

Yêu cầu HS hđ cặp đôi  làm bài tập 2

Hs hđ cặp đôi:

+ Điền đa thức thích hợp

+ Trao đổi kết quả

HS - GV : Nhận xét.

Yêu cầu HS hđ nhóm  làm bài tập 3

Hs hđ nhóm:

+ Viết các phân thức theo yêu cầu của bài

Gv chiếu 1 nhóm các nhóm khác đổi chéo phiếu học tập tự chấm.

GV, Cùng HS hệ thống lại nội dung kiến thức toàn bài.

- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Lắng nghe và vận dụng.

Bài 1 SHD-49

Đáp án A

Bài 2 SHD - 49

a) Điền -5(x+1)

b) Điền x

4. VẬN DỤNG

- Nêu tính chất cơ bản của phân thức.

- Phát biểu quy tắc đổi dấu.

Phân tích x3 + x2 thành nhân tử và áp dụng tính chất cơ bản của phân thức để làm bài tập.

* Làm bài tập phần vận dụng

5. MỞ RỘNG

Hệ thống hóa lại kiến thức theo sơ đồ tư duy

Làm bài tập phần mở rộng

4. Hướng dẫn học ở nhà, dặn dò: (3 phút).

- Tính chất cơ bản của phân thức. Quy tắc đổi dấu.

- Xem lại các bài tập vừa giải (nội dung, phương pháp).

- Làm bài tập 4, 6 trang 38 SGK.

- Xem trước bài 3: “Rút gọn phân thức” (đọc kĩ các nhận xét từ các bài tập trong bài học).

Xem thử Giáo án Toán 8 KNTT Xem thử PPT Toán 8 KNTT Xem thử Giáo án Toán 8 CTST Xem thử Giáo án Toán 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Giáo án Toán 8 Chương 1: Phép nhân và phép chia các đa thức

Giáo án Toán 8 Chương 1: Tứ giác

Giáo án Toán 8 Chương 2: Đa giác. Diện tích đa giác

Giáo án Toán 8 Chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn

Giáo án Toán 8 Chương 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Giáo án Toán 8 Chương 3: Tam giác đồng dạng

Giáo án Toán 8 Chương 4: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều