Giáo án Toán 9 Bài 8: Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo) mới nhất
Giáo án Toán 9 Bài 8: Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo) mới nhất
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp HS:
1. Kiến thức
- Phát biểu được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn.
- Nhận biết được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
- Xác định được vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính.
2. Kỹ năng
- Liên hệ được một số ví trí tương đối của hai đường tròn trong thực tế.
- Xác định được hai đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong, vẽ được tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
3. Thái độ
- Nghiêm túc và hứng thú học tập.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực tính toán,
- Năng lực giải quyết vấn đề,
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tự học.
Phẩm chất: Tự tin, tự chủ
II. Chuẩn bị:
- Gv : Giáo án, sách, phấn mầu, bảng nhóm.
- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. Phương tiện và đồ dùng dạy học
- Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Nội dung
2- Khởi động: - 3p
HS1: Giữa hai đường tròn có những vị trí tương đối nào ? Vẽ hình minh hoạ.
Phát biểu tính chất đường nối tâm, định lí về hai ĐT cắt nhau, hai ĐTtiếp xúc nhau.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
1: Hệ thức giữa đoạn nối tâm và bán kính – 19p - Mục tiêu: HS xác định được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính trong cả 3 trường hợp. - Phương pháp: Nêu vấn đề, quan sát. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não. - Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. |
||
GV thông báo: xét 2 đường tròn (O; R) và (O’; r) với R ≥ r GV yêu cầu HS quan sát H90 (SGK) ? Nhận xét gì về độ dài đoạn nối tâm OO’ với các bán kính R, r ? ? Hãy chứng minh nhận xét trên ? GV bảng phụ H91; 92 sgk ? Nếu 2 đường tròn tiếp xúc với nhau thì tiếp điểm và 2 tâm quan hệ với nhau như thế nào ? ? Nếu 2 đường tròn tiếp xúc ngoài thì đoạn nối tâm và các bán kính có quan hệ như thế nào ? ? Tương tự 2 đường tròn tiếp xúc trong thì OO’ quan hệ như thế nào với R, r ? ? Nêu lại các hệ thức vừa chứng minh ? GV bảng phụ H93 sgk ? Nếu 2 đường tròn ở ngoài nhau thì đoạn OO’ so với R + r như thế nào ? ? Hai đường tròn đựng nhau thì OO’ so với hiệu R – r như thế nào ? ? Nêu O trùng với O’ thì đoạn nối tâm bằng ? GV khái quát cả 3 trường hợp và giởi thiệu cách chứng minh mệnh đề đảo bằng phương pháp phản chứng. GV giới thiệu bảng tóm tắt |
HS quan sát hình HS : R – r < OO’< R + r HS:Δ AOO’ có OA – O’A < OO’< OA + O’A (bđt tam giác) HS quan sát hình HS:cùng nằm trên một đường thẳng HS: A nằm giữa O và O’ => OA + O’A = OO’ HS :O’ nằm giữa AO => OA – O’A = OO’ (vì OA = OO’+ O’A ) HS nhắc lại hệ thức HS :OO’ > R + r Vì OO’ >OA+AB + BO’ => OO’ > R + r HS: OO’ < R – r HS :OO’ = 0 HS nghe hiểu HS đọc lại |
1. Hệ thức giữa đoạn nối tâm và bán kính a) Hai đường tròn cắt nhau
R – r < OO’ < R + r b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau * Tiếpxúcngoài
OO’ = R + r * Tiếp xúc trong
OO’ = R – r c) Hai đường tròn không giao nhau * Ngoài nhau:
OO’ > R + r * Đựng nhau:
OO’ < R – r *Đồng tâm:
OO’ = 0 |
2: Tiếp tuyến chung của 2 đường tròn – 15p - Mục tiêu: HS quan sát bảng phụ, xác định được tiếp tuyến chung của hai đường tròn, phát biểu lại được khái niệm và liên hệ được thực tế. - Phương pháp: Nêu vấn đề, quan sát. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não. HĐ nhóm - Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. |
||
GV yêu cầu HS quan sát H95; 96 sgk – giới thiệu các tiếp tuyến chung của 2 đường tròn . ? Thế nào là tiếp tuyến chung của 2 đường tròn ? ? ở H96 m1 và m2 có là tiếp tuyến chung của 2 đường tròn không ? ? Các tiếp tuyến chung ở H95 và H96 có gì khác nhau so với đường nối tâm ? GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm GV yêu cầu HS suy nghĩ làm ?3 GV yêu cầu HS thảo luận nhóm ? Trong thực tế có những đồ vật hình dạng và kết cấu liên quan đến vị trí tương đối của 2 đường tròn hãy lấyVD |
HS quan sát hình vẽ HS trả lời HS: m1 ; m2 là tiếp tuyến chung HS : hình 95: OO’ không cắt TT chung H96: OO’ cắt TT chung HS nhắc lại các khái niệm HS đọc yêu cầu ?3 HS Hoạt động nhóm nhỏ trả lời HS lấy VD |
2. Tiếp tuyến chung của 2 đường tròn * Khái niệm: (SGK)
d1; d2: tiếp tuyến chung ngoài của (O) và (O’) – Lưu ý: tt chung ngoài không cắt đoạn nối tâm
m1; m2: tt chung trong của (O) và (O’) – Lưu ý: tt chung trong cắt đoạn nối tâm ?3 |
3: Luyện tập – 5p Mục tiêu: HS làm được bài tập 35 PP: Nên vấn đề |
||
? Vị trí tương đối của 2 đường tròn cùng các hệ thức tương ứng ? GV yêu cầu HS điền trên bảng phụ HS GV nhận xét bổ sung – nhấn mạnh từ các vị trí tương đối suy ra hệ thức và ngược lại |
HS nhắc lại HS đọc bài tập 35 HS lên bảng thực hiện điền HS khác nhận xét |
* Bài 35 (SGK – tr121) |
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng – 3p - Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực - Năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực tự học. |
||
– Nắm vững các vị trí tương đối của 2 đường tròn cùng các hệ thức tương ứng; tính chất đường nối tâm. – BTVN: 36; 37 ; 38 trang 123 SGK. Đọc phần có thể em chưa biết - Chuẩn bị tiết luyện tập |